Thuốc dùng để chữa bệnh, song cũng gây không ít phiền toái cho người dùng, trong đó có thể gây tổn thương thận. Điều này càng nguy hiểm nếu dùng thuốc không đúng, lạm dụng thuốc…

Thuốc giảm đau có thể gây tổn thương thận

Dùng thường xuyên, một lượng lớn thuốc giảm đau không kê đơn - acetaminophen, aspirin, naproxen và ibuprofen - hoặc kê đơn như celecoxib có thể làm tổn thương thận.

Thuốc giảm đau kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc (chẳng hạn như aspirin, acetaminophen) với caffeine hoặc codeine có nhiều khả năng gây hại cho thận hơn.

Bệnh thận do thuốc giảm đau là tình trạng viêm thận kẽ-ống thận mạn tính gây ra bởi sự tích lũy theo thời gian các thuốc, với lượng lớn kéo dài thuốc giảm đau nào đó.

Các triệu chứng thường liên quan đến sự tích tụ các chất độc và chất thải mà thận thường lọc như mệt mỏi hoặc suy nhược, cảm thấy không khỏe; có máu trong nước tiểu (tiểu máu); tăng tần suất đi tiểu hoặc tiểu gấp; đau ở lưng hoặc vùng sườn (vị trí của thận); giảm lượng nước tiểu; buồn nôn, phù; dễ bị bầm tím hoặc chảy máu…

Thuốc có thể gây tổn thương thận.

Một số người không có triệu chứng. Tổn thương thận có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Các triệu chứng của bệnh thận do thuốc giảm đau có thể giống như các tình trạng hoặc vấn đề y tế khác. Do đó, nếu có triệu chứng bất thường cần đi khám.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng thuốc, tránh lạm dụng thuốc đề phòng ngừa tổn thương thận do thuốc.

Thuốc bất hợp pháp

Việc sử dụng cocaine, heroin hoặc methamphetamine… có thể gây tổn thương thận theo những cách khác nhau. Một số loại thuốc này cũng có thể dẫn đến huyết áp cao - một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận.

Steroid đồng hóa

Các vận động viên sử dụng steroid đồng hóa có thể đạt được khối lượng cơ và sức mạnh, nhưng chúng cũng có thể phá hủy chức năng thận.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung tâm Y tế Đại học Columbia cho biết, sử dụng steroid trong nhiều năm có thể phát triển tình trạng rò rỉ protein vào nước tiểu và suy giảm nghiêm trọng chức năng thận. Hầu hết những người trong nghiên cứu phát triển một tình trạng gọi là xơ cứng cầu thận phân đoạn khu trú, một loại sẹo trong thận.

Thuốc trị ợ chua

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm axit trong dạ dày, có thể gây tổn thương thận nếu bạn dùng chúng trong thời gian dài.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Y Đại học Washington ở St. Louis và Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Cựu chiến binh St. Louis, đánh giá việc sử dụng PPI ở 125.000 bệnh nhân chỉ ra rằng, hơn một nửa số bệnh nhân bị tổn thương thận mãn tính trong khi dùng thuốc không gặp các vấn đề về thận cấp tính trước đó, có nghĩa là bệnh nhân có thể không nhận thức được sự suy giảm chức năng thận.

Như vậy, các vấn đề về thận có thể phát triển âm thầm và dần dần theo thời gian, làm giảm chức chức năng thận và dẫn đến tổn thương thận lâu dài hoặc thậm chí suy thận.

Rất nhiều người bị chứng ợ nóng, loét và trào ngược axit dạ dày đã được kê đơn thuốc PPI, giúp giảm bớt axit trong dạ dày. Tuy nhiên cũng có tình trạng người bệnh mua thuốc không kê đơn và dùng chúng mà không cần sự chăm sóc của bác sĩ.

Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi bác sĩ xem một loại thuốc trị chứng ợ nóng khác, ví dụ như thuốc chẹn H2, có thể tốt hơn cho bạn hay không.

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc.

Trịnh Xuân Nguyên
(Theo webmd, hopkinsmedicine, sciencedaily, medicine.wustl.edu)
Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN