Viêm đường hô hấp cấp được xem là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp (chủ yếu do viêm phổi), trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 - 6 lần trong một năm.  

Tác nhân gây bệnh

Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus, đa số là những loại virus lành tính. Một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus,…

Yếu tố thuận lợi trẻ dễ nhiễm bệnh đường hô hấp:  

Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng; trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.

Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý; thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.

Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.

Các bệnh lý đường hô hấp 

Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:

Viêm mũi họng do virus: sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh 1 - 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 - 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 - 7 ngày.

Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Trẻ ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều; nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

Viêm họng cấp: vi khuẩn được xem là nguyên nhân gây bệnh nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 - 7 ngày. 

Viêm amidan: do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ 2 - 6 tuổi.Trẻ sốt cao, Amidan lớn gây khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.

Viêm VA: gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ 2 tháng đến 2 tuổi. Trẻ chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Viêm thanh thiệt cấp: tuổi mắc bệnh trong khoảng 2 - 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên 3. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở,… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn. Bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ. Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính 

Nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ đánh giá mức độ bệnh. Hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.

Tiếp tục cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ.   

Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn. 

Cho trẻ uống đủ nước, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ sớm hồi phục. 

Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều, nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như: tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc - thảo dược chế biến sẵn.

Làm thông mũi cho trẻ.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ 

Những trẻ bị viêm đường hô hấp thường bị tái phát nếu vẫn không được chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị triệt để. Để cho trẻ luôn khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ hàng ngày và đặc biệt chú ý vùng tai, mũi, họng. Vào mùa hè nên cho trẻ ngủ ở phòng thông thoáng, trong lành; mùa đông giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết và khí hậu Việt Nam như hiện nay thì cách phòng bệnh chính là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

Có nhiều phương pháp giúp các bà mẹ tăng cường miễn dịch cho trẻ như: bổ sung Vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm (vitamin C có nhiều trong các loại quả: cam, quýt, lê, dâu tây,…). Bổ sung vitamin A cũng là một biện pháp giúp trẻ tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Ngoài ra bổ sung các thực phẩm như thịt bò, nấm, khoai lang, cải xoăn, cá giàu omega-3… để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

TS-BS. Nguyễn Trọng Nơi 
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN