Bệnh ngoài da có thể xuất hiện trong mùa nắng nóng oi bức và cả mùa mưa ẩm ướt. Nếu không chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, làn da sẽ là đối tượng cho những căn bệnh ngoài da tấn công và gây hại. 

Tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thời điểm này, lượng bệnh nhân tới khám bệnh về da tăng từ 20% đến 30% so với mùa nắng nóng. Bệnh nhân tới khám hầu hết đều gặp phải triệu chứng ngứa ngoài da, viêm da, nổi mề đay… 

BS. Vũ Đức Quang, Trưởng khoa điều trị bệnh da nội trú, Bệnh viện Da liễu cho hay, do đang vào mùa mưa độ ẩm cao là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển nên các bệnh về da cũng tăng lên như: bệnh nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, chốc lở (viêm da mủ)... Ngoài ra các loại nấm lưu ký ở dưới mặt đất sẽ theo hơi nước bốc lên và là tác nhân gây ra tình trạng dị ứng da…  

Ở mỗi bệnh đều có cách điều trị khác nhau, những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ cho điều trị bằng thuốc kháng sinh, với những bệnh do dị ứng sẽ cho triều trị bằng thuốc kháng histamin chống ngứa, bệnh do vi rút thì cho thuốc kháng vi rút, kết hợp với các loại thuốc bôi, thuốc sát khuẩn hàng ngày…  

Bác sĩ Bệnh viện Da Liễu Đồng Nai khám bệnh về da cho một bệnh nhân. 

Đối với bệnh chốc lở, bệnh do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn gây nên. Bệnh thường gặp ở người lớn và cả ở trẻ nhỏ ở các vùng da vệ sinh kém. Những vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện những đám da rộp đỏ, có bóng nước khi vỡ ra sẽ  thành loét, vết loét đỏ và mụn nước nhanh chóng bị vỡ, chảy ra dịch trong một vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu phía trên… Với bệnh này, người bệnh cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Bệnh viêm nang lông, nguyên nhân được xác định là do mồ hôi, lớp dầu nhờn tự nhiên trên da, hóa mỹ phẩm, bụi bẩn,… tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào gốc nang lông gây nhiễm trùng. Người bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi thuốc mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn, nguyên nhân là do tác động của nhiệt, độ ẩm, và sự chà xát ở các vùng kẽ làm cho da ở vùng đó trợt ra, triệu chứng thường gặp là ngứa rát và đau nhói, ở các nếp của cơ thể thường trở nên đỏ, nứt kẽ và thượng bì ướt… Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.

Với những người bị ghẻ ngoài việc bôi thuốc thì người bệnh phải thường xuyên vệ sinh cá nhân, người bệnh có thể bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Tẩy uế quần áo, ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.

Để phòng ngừa các bệnh về da trong mùa mưa, BS Vũ Đức Quang khuyến cáo người dân cần quan tâm dọn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, nước tù đọng lâu ngày. Trong trường hợp đã tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô, nhất là kẽ ngón chân, ngón tay, nách, bẹn… Khi có dấu hiệu bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc bôi vì có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Với những người đã bị bệnh, cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không mặc quần áo ẩm ướt. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh bệnh lây sang người khác. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao thể trạng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN