Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng áp lực bên trong nhãn cầu của mắt tăng quá giới hạn cho phép. Bình thường nhãn áp vào khoảng 10mmHg tăng dần theo tuổi tối đa cho phép là 20mmHg. Áp lực bình thường này giúp mắt duy trì tình trạng hình cầu của nó và giúp máu có thể đến mắt nuôi mắt và các thành phần bên trong nhãn cầu một cách bình thường. Áp lực này duy trì cân bằng do dịch tiền phòng được tiết ra từ thể mi phía sau mống mắt lưu thông qua lỗ đồng tử và được hấp thu vào góc tiền phòng là nơi rìa của giác mạc, như vậy tăng nhãn áp có thể do: rối loạn tăng tiết dịch tiền phòng, cản trở hấp thu góc tiền phòng, bị nghẽn lưu thông dịch ra góc tiền phòng. Sự tăng nhãn áp gây tăng áp lực bên trong nhãn cầu làm rối loạn quá trình tuần hoàn võng mạc và các thành phần bên trong mắt trong đó có  tổn thương thần kinh thị giác, cuối cùng làm mất thị lực. Bệnh tăng nhãn áp có thể có ở một hoặc cả hai mắt. 

Mặc dù là bệnh phổ biến ở người lớn, bệnh tăng nhãn áp rất hiếm ở trẻ em. Bệnh hình thành trong những năm đầu đời của trẻ (hơn 60% trẻ em mắc bệnh tăng nhãn áp được chẩn đoán trước khi chúng được 6 tháng tuổi), còn có tên gọi khác là tăng nhãn áp bẩm sinh.

Các loại tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh

Có nhiều loại bệnh tăng nhãn áp được tìm thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ em:

Loại thứ nhất, bệnh tăng nhãn áp nguyên phát:Đây là loại tăng nhãn áp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, hệ thống dẫn lưu dịch tiền phòng trong mắt không phát triển như bình thường. Gây dịch tiền phòng ứ đọng làm tăng áp lực trong mắt và gây bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhi tăng nhãn áp bẩm sinh là do di truyền.

Loại thứ hai, thường gặp do bất thường cấu trúc giải phẩu hay gặp là các hội chứng: Axenfeld hoặc Reiger bất thường giải phẩu vùng hấp thu dịch tiền phòng. Loại tăng nhãn áp này được đặt theo tên của các bác sĩ đầu tiên phát hiện ra chúng. Người bệnh gặp phải một vấn đề với hệ thống lọc, thường là bất thường trong sự phát triển của mống mắt, đôi khi ở các bộ phận của giác mạc. Bệnh nhân mắc chứng này cần phải kiểm tra thường xuyên suốt đời.

Loại thứ ba, sự bất thường vị trí của thể thủy tinh và mống mắt gọi là hội chứng Peter Ở loại tăng nhãn áp này bệnh có nguy cơ tiến triển và dẫn đến nhiều biến chứng. Vì thế, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân.

Các loại bệnh tăng nhãn áp khác

Có một loại tăng nhãn áp khá phổ biến, hình thành sau phẫu thuật đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Lý do cho sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp sau phẫu thuật đục thủy tinh thể vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Bệnh tăng nhãn áp cũng có thể xảy ra nếu mắt trẻ bị viêm vì bất kỳ lý do gì, chẳng hạn như ở trẻ em bị viêm khớp, bởi hệ thống lọc có thể bị chặn bởi các tế bào viêm.

Bệnh tăng nhãn áp đôi khi xuất hiện ở trẻ em mắc các bệnh khác như trong các bất thường hiếm gặp mống mắt kém phát triển, thậm chí không có.

Bệnh tăng nhãn áp cũng có thể xảy ra trong hội chứng Sturge Weber; những bệnh nhân này có một vết bớt mạch máu trên mặt, đặc biệt là trán. Trẻ em có các dấu hiệu thể chất này cần được theo dõi sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp và điều trị nếu cần thiết.

1. Triệu chứng tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh

Mắt lớn 

Do tăng nhãn áp nên nhãn cầu trẻ phát triển nhanh về kích thước đặc biệt là của giác mạc là một trong những dấu hiệu quan trọng, cảnh báo con bạn có nguy cơ bị tăng nhãn áp. Sau khi sinh bố mẹ thấy mắt trẻ lớn bất thường nhìn mắt rất “khờ” dân gian hay gọi là bệnh mắt trâu.

Đôi mắt đục

Giác mạc có một lớp tế bào trong cùng ở bên trong, làm nhiệm vụ bơm chất lỏng ra khỏi giác mạc. Nếu áp lực nội nhãn vượt quá mức cho phép, chất lỏng bị đẩy ngược vào giác mạc, khiến nó trở nên phù và đục mất sự trong suốt .

Nhạy cảm với ánh sáng

Trẻ em bị tăng áp lực mắt thường trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng. Có nhiều cách lý giải cho triệu chứng này. Giác mạc bị úng nước và đục, khiến ánh sáng bật ra khỏi giác mạc không đều và gây chói. Ngay cả sau khi áp lực mắt được hạ xuống, mức độ nhạy cảm với ánh sáng của những trẻ bị tăng nhãn áp vẫn tồn tại trong thời gian dài.

Mắt ướt

Chảy nước mắt là một phản ứng tự nhiên đối với bất kỳ hình thức kích thích nào của mắt. Nếu áp lực mắt cao, nếu có ánh sáng chói từ đèn và nếu giác mạc bị viêm, thì phản xạ tự nhiên sẽ là Chảy nước mắt. Tình trạng này sẽ cải thiện khi nhãn áp trong mắt được kiểm soát.

Thị lực kém và mắt giật (chứng giật nhãn cầu):là kết quả cuối cùng của bệnh do tổn thương võng mạc, giật nhãn cầu do thị lực kém

2. Điều trị

Mặc dù có cả phương pháp điều trị nội khoa và phẫu thuật cho bệnh tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh, song phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính ở trẻ.

Mục đích của phẫu thuật tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh là giảm áp lực nội nhãn bằng cách tăng lưu lượng chất lỏng từ mắt hoặc giảm sản xuất chất lỏng trong mắt. Mắt sẽ tạo ra đủ chất lỏng để duy trì hoạt động của nó nhưng vẫn cho phép đủ chất lỏng thoát ra để giữ áp lực ở mức bình thường.

3. Lời nhắn gởi của bác sĩ nhãn khoa

Đôi mắt sáng đẹp là niềm hạnh phúc, giúp trẻ phát triển tri thức, nâng cao chất lượng cuộc sống đối với trẻ. Do đó tốt nhất các bà mẹ nên khám mắt cho con trẻ ít nhất một lần sau sinh hoặc khi có các triệu chứng nêu trên : Mắt lớn, Đôi mắt đục, Nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, Thị lực kém và mắt giật (chứng giật nhãn cầu) các cháu cần khám để các bác sĩ cứu mắt cho các cháu và đặc biệt bệnh này khi đã nặng mất thị lực không cách nào có thể phục hồi lại được. Xin đừng để bệnh tăng nhãn áp cướp đi ánh sáng trẻ thơ!

BS.CKI Nguyễn Văn Tiến
BV Nhi đồng Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết
[Video] Tăng huyết áp ở người cao tuổi – kẻ giết người thầm lặng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN