Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm có diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong cao. Nếu chủ quan, không chủ động phòng chống, dịch SXH có nguy cơ bùng phát, khó kiểm soát. 

Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 27/7 toàn tỉnh đã ghi nhận 2,2 ngàn trường hợp mắc bệnh SXH, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 54%, không có ca tử vong.

Người dân còn khá chủ quan trong phòng chống SXH

Qua các đợt giám sát chỉ số lăng quăng tại các huyện Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, TP. Biên Hòa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho thấy, người dân vẫn chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế địa phương. Cụ thể tại các hộ dân được kiểm tra, vẫn còn phát hiện lăng quăng trong các các lu, chậu, lọ hoa và một số vật dụng chứa nước khác, nhiều hộ dân chưa thực hiện các biện pháp phòng chống SXH, vẫn để các vật dụng chứa nước ngoài trời không đậy nắp, chưa vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. 

Bà Trần Thị Sáng, ngụ ở phường Hóa An, TP. Biên Hòa cho biết, gia đình bà vừa có con bị bệnh SXH, nguyên nhân do khu bà sinh sống có nhiều vườn cây bụi rậm, không được dọn dẹp thường xuyên nên là nơi cho muỗi sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Nhân viên Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (CDC Đồng Nai) kiểm tra lăng quăng trong lu chứa nước đọng tại một hộ dân thuộc phường Hóa An, TP.Biên Hòa.

Theo BS. Trần Thị Hải Yến, Trưởng Trạm y tế phường Hóa An, đa phần người dân phường Hóa An là công nhân lao động, nên việc tiếp xúc để tuyên truyền các biện pháp phòng chống cũng có phần hạn chế, chủ yếu là gặp vào buổi tối, mặc dù đã được tuyên truyền vận động dọn dẹp vệ sinh tuy nhiên ý thức của người dân vẫn chưa cao. Thông thường người dân chỉ tham gia dọn dẹp vào những ngày cuối tuần, tuy nhiên khoảng thời gian 1 tuần cũng đủ cho muỗi sinh sôi. 

BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, cho đến nay bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống SXH chính là sự vào cuộc của người dân. Để phòng bệnh, người dân cần tích cực tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng, giữ gìn vệ sinh môi trường, không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa; loại bỏ các ổ nước đọng; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà; tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi… 

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Trước tình hình dịch SXH đang có xu hướng gia tăng, ngành y tế tỉnh đã tăng cường công tác phòng chống dịch bằng nhiều cách như: phun hóa chất diệt muỗi diện rộng, giám sát chỉ số lăng quăng, điều tra ca bệnh, tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch…

Chị Lê Thị Thủy, Phó Trưởng Trạm y tế xã An Phước, Trung tâm Y tế huyện Long Thành cho biết, là xã có số dân đông thứ 2 sau thị trấn Long Thành, hàng năm xã luôn là điểm nóng của dịch SXH. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã An Phước chỉ có 15 ca mắc SXH, giảm 70% số ca mắc so với cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả như vậy đó là nhờ triển khai kịp thời các hoạt động trong kế hoạch phòng chống dịch bệnh do Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại địa phương đề ra.  Đồng thời chú trọng phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch sốt SXH. Thực hiện điều tra ca bệnh, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện ca bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ cho biết, trước tình hình dịch SXH gia tăng trên địa bàn huyện, huyện đã yêu cầu ngành y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cụ thể và quyết liệt, ngoài nguồn kinh phí của ngành y tế, huyện cũng sẽ dành một phần kinh phí của UBND cho công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch SXH. Ngoài ra, huyện cũng yêu cầu các cơ quan, ban ngành cùng vào cuộc phòng chống dịch, nhằm đẩy lùi dịch SXH trên địa bàn huyện.

BS.CKII Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, việc phòng chống SXH cũng giống như phòng chống dịch Covid-19, cần phải huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ban ngành vào cuộc cũng như sự đồng thuận và phối hợp của người dân, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác phòng chống dịch bệnh.

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN