Nói đến bệnh phong, hầu hết mọi người đều sợ và xa lánh, thực tế nhiều bệnh nhân đang điều trị tại Khoa điều trị phong, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cũng bị chính gia đình của mình bỏ rơi. Thấu hiểu nỗi đau bệnh tật, tâm lý mặc cảm của người bệnh, các điều dưỡng, bác sĩ trong khoa luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vươn lên trong cuộc sống.

Thấu hiểu và chia sẻ

Khoa điều trị phong, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai hiện đang điều trị, chăm sóc cho 20 bệnh nhân phong. Trong số đó có đến 10 bệnh nhân không có gia đình, người thân. Cũng có những bệnh nhân vì mặc cảm bệnh tật, sợ làm phiền, ảnh hưởng đến người nhà nên chọn bệnh viện là nhà. 
Bà T.T.T. (68 tuổi, ở huyện Thống Nhất) là một trong những bệnh nhân gắn bó lâu năm nhất tại Khoa điều trị phong, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Suốt 32 năm qua, bà coi đây chính là căn nhà của mình và y bác sĩ là người thân.  

Chia sẻ về cuộc đời của mình, bà T. cho biết những năm sau khi đất nước giải phóng, bà theo cha vào trong rẫy ở và làm rẫy, đến khi mắc bệnh bản thân mặc cảm nên không dám nói với ai và cũng không đi khám bệnh. Cho đến khi cơn phản ứng phong làm cho chân tay lở loét, cụt dần các các ngón tay, cụt cẳng chân, bà mới chịu vào Bệnh viện Da liễu Đồng Nai điều trị. 

BS. Nguyễn Văn Ba không bao giờ đeo găng tay khi khám bệnh cho bệnh nhân.

“Khi mang thân hình tàn tật do bệnh phong và bị người thân xa lánh, tôi không còn thiết sống nữa, nhưng nhờ các bác sĩ, điều dưỡng ở khoa điều trị phong động viên, an ủi, đã tiếp thêm cho tôi động lực để vươn lên. Thật sự tôi không biết nói gì ngoài lời cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng ở đây. Họ giống như người thân của chúng tôi vậy, luôn vui vẻ, tận tình giúp đỡ, là chỗ dựa của chúng tôi trong suốt thời gian qua” - bà T. nói. 

Cùng chung cảnh ngộ, bà N.T.N. (80 tuổi, ở TP. Long Khánh) gắn bó với khoa điều trị phong 9 năm nay. Mặc dù có con cháu, người thân, nhưng do mặc cảm bệnh tật, sợ phiền hà đến con cháu nên bà N. chọn bệnh viện để ở cho đến cuối đời. 

“Căn bệnh làm cho hình hài của chúng tôi không còn lành lặn, gia đình xa lánh, chúng tôi chỉ biết dựa vào các bác sĩ, điều dưỡng ở đây, dựa vào những bệnh nhân cùng cảnh ngộ đỡ đần lẫn nhau, chia sẻ với nhau cho vơi đi những ngày tháng cô quạnh” - bà N. bộc bạch. 

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hào hỏi han sức khỏe và phát thuốc cho bệnh nhân.

Thấu hiểu nỗi đau bệnh tật cũng như tâm lý mặc cảm của người bệnh, các điều dưỡng trong Khoa điều trị phong ngoài công việc thường ngày như: phát thuốc, chăm sóc vết loét, hướng dẫn người bệnh chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân… họ luôn tìm cách gần gũi, giống như nhưng người bạn để động viên người bệnh.

Chị Nguyễn Thị Hào, điều dưỡng trưởng Khoa điều trị phong có 20 năm gắn bó với nghề, cũng từng ấy năm chị gắn bó với bệnh nhân phong. Chị cho biết, thời gian đầu nhận việc tại khoa điều trị phong, chị không khỏi ái ngại, lo sợ vì chứng kiến nhiều bệnh nhân bị lở loét, ngón tay cụt rụt, chân tay cắt cụt… Thế nhưng khi biết rõ về bệnh phong và tiếp xúc, trò chuyện với những bệnh nhân trong khoa chị mới hiểu hết từng hoàn cảnh người bệnh. Với bệnh nhân nào chị cũng tìm cách tâm sự để hiểu được tâm tư nguyện vọng, tính cách từ đó kịp thời động viện và có cách nói chuyện phù hợp. 

“Bệnh nhân điều trị ở khoa hầu hết đều lớn tuổi, họ được điều trị di chứng phong và chăm sóc tàn tật. Những trường hợp khỏe mạnh, đi lại được thì họ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, còn những trường hợp già yếu, bị cắt cụt chân tay, không đi lại được đều được chúng tôi chăm sóc từ cái ăn, viên thuốc đến vệ sinh cá nhân mà không nề hà bất cứ việc gì”, chị Hào cho biết.

Để chia sẻ với người bệnh, vào những dịp lễ, tết, các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa lại gom góp chút tiền mua bánh trái, một số đồ dùng cá nhân tặng cho người bệnh, hỗ trợ thêm tiền tàu xe cho những bệnh nhân có nhu cầu về nhà ăn tết. Chị Hào cho hay: “Mỗi bệnh nhân một hoàn cảnh, nhưng hầu như họ đều bị gia đình xa lánh. Chúng tôi thương họ, coi họ như người thân của mình, ngoài công việc chuyên môn, nếu chia sẻ được gì cho họ chúng tôi luôn sẵn sàng”.

Xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân phong

Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng Khoa điều trị phong, người đã có 25 năm gắn bó với những bệnh nhân “đặc biệt” này cho biết, hoàn cảnh của những bệnh nhân phong rất đáng thương, họ gần như là những người nghèo nhất về cả mặt kinh tế lẫn tình cảm. Ông đã từng đau lòng khi chứng kiến nhiều cảnh đời ra đi vì bệnh tật mà có không người thân thích ở bên.

Có lẽ vì vậy mà ngoài việc nâng cao kiến thức để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, hàng ngày ông thường xuống từng phòng bệnh để hỏi han, trò chuyện với người bệnh. Vị bác sĩ trưởng khoa không bao giờ giữ khoảng cách với bệnh nhân và điều đặc biệt ông không bao giờ đeo găng tay khi khám bệnh. Nói về điều này, bác sĩ Ba cho biết: “Họ là những người bị người thân xa lánh, bị xã hội kỳ thị, đến với chúng tôi là những người cuối cùng. Tôi muốn để cho làn da của tôi tiếp xúc với bệnh nhân, để họ luôn cảm thấy gần gũi, không còn mặc cảm và sống vui vẻ trong khoảng thời gian còn lại”. 

Trước khi về nghỉ hưu theo chế độ, bác sĩ Ba vẫn còn canh cánh nỗi niềm với bệnh nhân phong. Điều ông mong muốn lớn nhất là xã hội đừng kỳ thị, ruồng bỏ bệnh nhân phong, bởi thực tế hiện nay có nhiều người bệnh có người thân, gia đình nhưng đều bị bỏ mặc. Và ông cũng đề xuất Ban giám đốc bệnh viện tạo điều kiện cho một số các bác sĩ trẻ đi học tập, trau dồi thêm kiến thức về phẫu thuật cho bệnh nhân phong, nhằm nâng cao chất lượng điều trị, trả lại cho họ hình hài lành lặn nhất có thể, để họ sớm về với cộng đồng. 

“Tôi luôn căn dặn bác sĩ, điều trưỡng trong khoa phải đặt chữ tâm lên đầu, để bệnh nhân không chỉ được chữa khỏi nỗi đau thể xác, không để lại di chứng mà còn chữa khỏi nỗi đau tinh thần, xóa bỏ mặc cảm, tự ti cho người bệnh. Có như vậy họ vui và mình cũng thấy vui” bác sĩ Ba tâm sự.

Bác sĩ Lê Thị Thái Hà, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết hiện nay xã hội vẫn còn kỳ thị với bệnh nhân phong. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân không có nhà để về, họ chỉ biết nương tựa vào bệnh viện và các y, bác sĩ. Mặc dù được nhà nước hỗ trợ tiền ăn uống, điều trị miễn phí, thế nhưng hàng năm bệnh viện đều kêu gọi các đoàn từ thiện đến hỗ trợ thêm về vật chất cho người bệnh. Với những người bệnh không có gia đình, khi mất đều được bệnh viện lo chu toàn việc chôn cất.  

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN