Trong 10 năm qua (2010-2020), Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đã hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và các tuyên truyền viên đồng đẳng từ tỉnh đến huyện, xã. Nhờ đó giúp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Đồng Nai có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn. 

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Năm 2010, Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam chính thức hỗ trợ Đồng Nai. Dự án đã tổ chức rất nhiều các hội nghị, hội thảo chuyên đề phòng chống HIV/AIDS; lợi ích của việc điều trị sớm và xét nghiệm sớm HIV; tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến… Ban quản lý dự án tỉnh cũng trực tiếp phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung, gồm: tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị ARV, điều trị thay thế chất dạng thuộc phiện bằng Methadone; hỗ trợ dự án thực hiện các hoạt động tại Trại giam Xuân Lộc (thuộc Bộ Công an); hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc chương trình dự phòng HIV lây truyền từ mẹ sang con trên toàn tỉnh.

Một trong những hoạt động trọng tâm của dự án là chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV. Dự án đã tổ chức tư vấn, xét nghiệm lưu động tại các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Trảng Bom và hỗ trợ tư vấn xét nghiệm tại Trại giam Xuân Lộc. Cung cấp trang thiết bị thiết yếu, sinh phẩm xét nghiệm đầy đủ, đào tạo lại cho các tư vấn viên và kỹ thuật viên phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tuyến huyện.

Tháng 7-2013, dự án Quỹ toàn cầu tiếp quản các hoạt động phòng chống HIV/AIDS từ dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ trước đó. Trong đó tập trung hoạt động khuyến khích nhóm nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch và nhóm phụ nữ bán dâm sử dụng bao cao su. 

Thời gian đầu triển khai, có 104/171 xã, phường trong toàn tỉnh được hưởng quyền lợi từ dự án, gồm các địa phương: TP. Biên Hòa, TX. Long Khánh, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Trảng Bom.

Bệnh nhân điều trị ARV tái khám tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

Anh M.N.S. đồng đẳng viên của dự án Quỹ toàn cầu tại Đồng Nai, trưởng nhóm Xuân Hợp cho biết: “Chúng tôi là những đồng đẳng viên của dự án trong những ngày đầu triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại, với sự hỗ trợ kinh phí hoạt động, được tập huấn những kiến thức mới của HIV và được cung cấp vật dụng như bơm kim tiêm, bao cao su, hộp đựng bơm kim tiêm bẩn… giúp chúng tôi có nguồn lực trong việc tiếp cận các đối tượng nguy cơ cao, hướng dẫn họ đến với chương trình xét nghiệm miễn phí của dự án nhằm tìm kiếm người nhiễm HIV”. 

Về chương trình chăm sóc và điều trị ARV, dự án triển khai 5 phòng khám ngoại trú dành cho bệnh nhân HIV/AIDS tại TP. Biên Hòa, Long Khánh, huyện Long Thành, Trung tâm giáo dục lao động xã hội Đồng Nai và Trại giam Xuân Lộc. 

Với chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Ban chỉ đạo dự án huyện đã phối hợp với 45 trạm y tế xã, thị trấn ở TP. Biên Hòa và Long Khánh tổ chức tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Từ cuối 2017, chương trình này triển khai trên tất cả phường xã của địa bàn tỉnh về sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó đã có rất nhiều phụ nữ mang thai được tiếp cận, tham gia điều trị dự phòng bằng thuốc ARV kết hợp dự phòng cho con theo phác đồ B+. 

Hướng tới mục tiêu 90-90-90 

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều người được hưởng các dịch vụ từ Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, giúp cho họ được cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng. Chỉ tính riêng 2019, có hơn 1.500 người nghiện chích ma túy nhận bơm kim tiêm; gần 1.200 người bán dâm tiếp cận chương trình bao cao su; số đối tượng nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, phạm nhân) được tư vấn xét nghiệm là 7.571 người. Số bệnh nhân được điều trị ARV là 3.247 người; tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV dương tính được điều trị ARV trong thời kỳ mang thai là 100%; tỷ lệ bệnh nhân HIV sau 12 tháng điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới 1000 bản/1ml, đạt 90%. Hiện nay, tất cả các xét nghiệm đo tải lượng vi rút của bệnh nhân vẫn được dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ thực hiện. 

Năm 2014, Dự án còn hỗ trợ triển khai chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Biên Hòa. Đến nay đã có hơn 1.200 bệnh nhân tham gia điều trị tại 8 cơ sở trên toàn tỉnh.

Nhằm tiến tới các mục tiêu 90-90-90, trong năm 2020 Dự án sẽ tiếp tục đồng hành chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Đồng Nai với những mục tiêu cụ thể: Duy trì, cải thiện các gói dịch vụ thiết yếu can thiệp dự phòng tập trung vào các nhóm đối tượng đích và bạn tình của người nhiễm HIV trong cộng đồng nhất là người sử dụng ma túy và bạn tình cùng giới; mở rộng chẩn đoán sớm thông qua các hình thức xét nghiệm HIV tại cơ sở xét nghiệm, xét nghiệm HIV tại cộng đồng cho các nhóm quần thể đích và bạn tình của người nhiễm HIV góp phần đạt mục tiêu 90% số người còn sống nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình; mở rộng, cải thiện chất lượng điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) để tối đa hóa lợi ích về điều trị, dự phòng giảm lây truyền HIV và giảm tử vong do AIDS góp phần đạt mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế, đồng thời đảm bảo quá trình chuyển sang cơ chế hỗ trợ tài chính trong nước thông qua bảo hiểm y tế được thuận lợi nhất.

“Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với các chương trình phòng chống HIV/AIDS đang hoạt động trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp: truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm, điều trị cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi hoạt động ra các huyện chưa có dự án sẽ là động lực để Đồng Nai đạt mục tiêu 90-90-90 trong thời gian tới”- BS. Nguyễn Xuân Quang – Phụ trách Khoa phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tạo thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ARV
Đồng Nai: Điểm sáng trong thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS, lao
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN