Thời gian gần đây tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, cộng với việc trẻ đi học trở lại sau thời gian dài học online do dịch COVID-19 dẫn đến lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm. 

Các bệnh viêm phế quản, viêm phổi tăng

Chị N.T.N ở P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa chia sẻ nhà chị có 2 cháu, một cháu năm nay 8 tuổi và một cháu 5 tuổi. Tuần trước bé lớn nhà chị bị ho sốt nhưng vì nghĩ chỉ viêm họng thông thường nên chị không cho trẻ đi viện khám mà chỉ mua thuốc ngoài tiệm thuốc về cho con uống, nhưng đến nay cháu không thuyên giảm mà bệnh còn nặng hơn, không những vậy mà bé nhỏ cũng bị lây bệnh từ chị. Nay chị cho 2 cháu đi khám thì bác sĩ bảo cháu lớn bị viêm phổi cần phải nhập viện.

BS.CKI Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai cho biết, thời gian gần đây trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản tăng lên, dự kiến thời gian tới bệnh tay chân miệng cũng sẽ tăng mạnh. 

Nguyên nhân trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng là do trẻ em còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Trong thời gian nghỉ do dịch COVID-19 việc tiếp xúc với y tế cũng khó khăn, chính vì vậy các trẻ không được chích ngừa đầy đủ theo đúng quy định cho nên hệ miễn dịch của trẻ cũng giảm. Sau khi đi học lại nhiều trẻ bị bệnh, rồi lại lây nhiễm cho nhau. Trong một lớp học một trẻ bệnh có thể lây cho 10-20 trẻ khác. 

Nhân viên y tế Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhi.

BS Quyền khuyến cáo khi trẻ có biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, nôn ói khi ăn bú… nghĩa là trẻ đã mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Lúc này phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới trẻ, ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng của bệnh như sốt cao, ho nhiều nặng tiếng, thở nhanh hay thở mệt, khò khè, nôn ói nhiều, không bú được, lừ đừ... phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.  

“Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường kéo dài 5 - 7 ngày là khỏi. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi cũng như điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, từ viêm đường hô hấp trên thành viêm đường hô hấp dưới và quá trình điều trị kéo dài”, BS Quyền cho biết thêm.

Không nên tự ý…làm "bác sĩ" 

Cũng theo BS Quyền để phòng bệnh hô hấp cho trẻ, phụ huynh nên đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, ăn đủ chất, uống đủ nước, chích ngừa đúng lịch; tránh tiếp xúc nguồn lây, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang nơi tập trung đông người; giữ ấm cho trẻ; hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn. 

Các phụ huynh nên chú trọng vệ sinh đường hô hấp cho trẻ như vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng nước muối, rửa tay, khử khuẩn thường xuyên... Người lớn cũng cần giữ vệ sinh, đi ra ngoài về cần rửa tay, khử khuẩn, vệ sinh đường hô hấp...

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, các phụ huynh không nên tự ý...làm "bác sĩ", không cho trẻ uống thuốc theo đơn cũ. Đặc biệt là người lớn không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh, việc này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ có thể dẫn đến bệnh càng nặng hơn. 

Có một thực tế, nhiều người có thói quen tự ý cho trẻ uống kháng sinh để điều trị các triệu chứng thông thường như ho, sốt, ngạt mũi, sổ mũi... Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng khả năng kháng thuốc, dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém. Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể nhưng cũng diệt cả những vi khuẩn có lợi. Mà sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi này có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh. Nếu những vi khuẩn có lợi này chết, khả năng phòng thủ của cơ thể sẽ giảm xuống. 

Nguy hiểm hơn, kháng sinh nếu không được sử dụng đúng còn có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, các tế bào thần kinh, khiến chúng ta càng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hơn và có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc...

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN