Theo số liệu ước tính, tại Đồng Nai có khoảng 7 ngàn nam quan hệ tình dục đồng giới với nam (MSM). Số người nhiễm mới HIV trong nhóm MSM đang gia tăng rất nhanh và phức tạp. 9 tháng đầu năm 2019 đã phát hiện 726 trường hợp dương tính với HIV, trong đó MSM là 317 ca (chiếm 43.66%).

Nguy cơ lây nhiễm HIV cao từ quan hệ nam đồng giới

Nhìn N.V.Q. (20 tuổi, sinh viên một trường đại học trên địa bàn tỉnh), không ai biết rằng là MSM. Trông khá bảnh bao và nói chuyện rất có duyên nên Q. được nhiều phụ nữ yêu mến. Thế nhưng Q. đến phòng tư vấn với người yêu của mình cũng là một bạn nam. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, Q. đã được bác sĩ thông báo bị nhiễm HIV. Sau đó người yêu của Q. đi xét nghiệm cũng được thông báo đã bị nhiễm HIV. “Thực tế, những MSM như em có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bởi quan hệ tình dục bằng hậu môn, miệng và hầu như không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Mặt khác, những MSM có thể quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau, đó là chưa kể với vợ hoặc bạn gái của họ”, Q. thổ lộ.

Hay như trường hợp anh N.V.Q sinh năm 1983 (trú ở phường An Bình) dẫn vợ và con đến phòng xét nghiệm HIV để điều trị phơi nhiễm cho vợ.  Lý do là anh đã biết mình bị nhiễm HIV từ kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh do quan hệ tình dục với bạn tình đồng giới. Mặc dù anh luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ với vợ, thế nhưng trong một lần sơ suất, vợ anh bị phơi nhiễm. 

Một bệnh nhân khám và nhận thuốc điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai.

Là một trong số những đồng đẳng viên tích cực của nhóm G-Net, anh T. (25 tuổi) cho biết, những MSM thường gặp gỡ, sinh hoạt “kín” ở một số quán cà phê, quán Bar. “Nhiều bạn chủ quan trong quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là ở những phòng xông hơi, mát-xa dành cho các MSM hiện nay. Chúng tôi đang tập trung tuyên truyền tại những điểm như thế để các bạn sử dụng bao cao su khi quan hệ và chung thủy với bạn tình nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV”, T. nói.

Anh N.T.H,  đồng đẳng viên nhóm thanh niên Long Khánh chia sẻ, những MSM rất ngại lộ danh tính vì sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Có những trường hợp có xét nghiệm tại cộng đồng có phản ứng dương, nhưng để họ đến các phòng tư vấn làm khẳng định và vào chương trình điều trị thì rất khó. Họ không dám chấp nhận thực tế là mình bị nhiễm. Bởi vậy, khi biết mình bị nhiễm HIV, không ít MSM đã giấu kín thông tin, nên nguy cơ lây nhiễm HIV cao cho cộng đồng, mà trước hết là cho vợ hoặc bạn tình của họ.

Theo bác sĩ Nguyễn Giỏi, Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng người nhiễm HIV/AIDS ở Đồng Nai trong thời gian qua là do số dân đông và nhiều dân nhập cư, nhiều dịch vụ giải trí cũng theo đó mà mọc lên.

Và về mặt sinh học thì những cách quan hệ tình dục ở người đồng tính nam luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong đó, quan hệ tình dục qua đường hậu môn mang đến khả năng lây nhiễm HIV cao nhất. Do niêm mạc hậu môn mỏng, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, dễ chảy máu, hậu môn cũng không có các tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn nên dễ bị trầy xước. Qua những vết thương đó, virus HIV sẽ xâm nhập từ người bị nhiễm HIV sang người lành.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến gia tăng HIV ở nhóm MSM là do MSM quan hệ tình dục không an toàn theo nhóm, thường xuyên thay đổi bạn tình, tiêm chích ma tuý.

Cần triển khai nhiều biện pháp đồng bộ

Lo ngại trước tình hình bùng nổ một đợt dịch HIV mới ở nhóm này, ngày 13-8-2019 Cục phòng chống HIV/AIDS ban hành quyết định số 146/QĐ-AIDS về: “Can thiệp phòng chống HIV/AIDS cho nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới với nam”.

Trong đó, truyền thông vẫn là vấn đề hàng đầu đối với nhóm này. Cần tập trung vào các hình thức như tờ rơi, sách nhỏ, các ứng dụng đặc thù, mạng xã hội phù hợp với nhóm MSM.

Ngoài ra, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Prep), điều trị sau phơi nhiễm (Pep), điều trị bằng thuốc kháng virut (ARV), điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị viêm gan. Thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại như bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm, điều trị methadone cho MSM sử dụng ma túy. 

 Hiện nay, Đồng Nai đang triển khai toàn diện những hoạt động trên. Tại 11/11 huyện, thành phố của tỉnh đều có mạng lưới đồng đẳng viên của các nhóm đối tượng nguy cơ cao: nhóm MSM, nhóm nghiện chích ma túy, nhóm mại dâm đường phố và nhóm tiếp viên trong các dịch vụ vui chơi giải trí với 80 đồng đẳng viên.

Để bảo vệ bản thân mình và cho cộng đồng, BS. Vũ Thị Ngọc - phòng khám ngoại trú (OPC) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo: “nhóm MSM khi quan hệ tình dục cần có biện pháp dự phòng, đều đặn xét nghiệm máu định kỳ 3–6 tháng/lần. Trong trường hợp phát hiện dương tính HIV cần điều trị thuốc ARV càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ cho bạn tình và người thân”.

Đến nay, về cơ bản hầu hết các chương trình cung cấp dịch vụ y tế cho MSM mới chủ yếu tập trung vào HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Tuy nhiên nhóm MSM có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, lao, rượu và sử dụng ma túy. Do đó, chương trình can thiệp toàn diện cho MSM cần cung cấp đầy đủ các dịch vụ về sức khỏe và xã hội, bao gồm cả HIV, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tiêm phòng viêm gan B, điều trị lao, điều trị nghiện rượu, nghiện ma túy. Trường hợp không cung cấp đủ các dịch vụ, chương trình cần chuyển gửi, giới thiệu MSM đến các dịch vụ tương ứng.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tạo thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ARV
Đồng Nai: Điểm sáng trong thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS, lao
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN