Trong công tác phòng chống dịch COVID-19, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được xem là công cụ quan trọng hàng đầu để phát hiện các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 giúp phát hiện, giám sát, theo dõi điều trị và nghiên cứu bệnh.

Hiện nay, Việt Nam có hai kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của vi rút SARS-CoV-2, bao gồm: xét nghiệm Real-time Polymerase Chain Reaction (RT-PCR) để tìm vi rút và xét nghiệm nhanh để tìm kháng thể kháng vi rút trong máu. Ở Đồng Nai hiện tại chỉ có xét nghiệm RT-PCR tại 3 cơ sở y tế gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), Bệnh viện ĐK Đồng Nai và Bệnh viện ĐK Thống Nhất.

Xét nghiệm RT-PCR tìm vi rút SARS-CoV-2

RT-PCR là xét nghiệm sinh học phân tử hiện đại, dùng để phát hiện sự có mặt của vi rút SARS-CoV-2 trong dịch mũi, họng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Do đó, đòi hỏi các kỹ thuật viên phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu lấy, bảo quản và xử lý mẫu bệnh phẩm, đến quá trình tiến hành xét nghiệm để cho các kết quả xét nghiệm tin cậy, giúp bác sĩ lâm sàng có cơ sở để chẩn đoán, điều trị, theo dõi, giám sát, quản lý bệnh nhân và cộng đồng.

* Xét nghiệm cho kết quả dương tính: có vi rút SARS-CoV-2 trong dịch mũi, họng, người bệnh sẽ được đưa tới bệnh viện/trung tâm cách ly và được điều trị. Hoặc nếu người đó đang ở bệnh viện/trung tâm cách ly rồi thì sẽ được điều trị.

* Xét nghiệm cho kết quả âm tính: người đó hiện tại không nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc người đó đang trong giai đoạn ủ bệnh, lượng vi rút rất thấp, chưa có vi rút ở trong dịch tiết mũi họng, nên chưa tìm ra vi rút SARS-CoV-2 trong dịch mũi, họng hoặc đó là kết quả âm tính giả (phụ thuộc vào cách lấy mẫu, kỹ thuật xét nghiệm,…). Khi chưa biết kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính thuộc trường hợp nào thì không được chủ quan, vẫn phải tuân thủ quy trình cách ly và cách ly đủ 14 ngày. 

Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân khu vực cách ly trên đường Hồ Văn Đại. Ảnh: Hồ Hồng

Khi bệnh nhân cách ly đúng quy trình và kịp thời thì không quá lo lắng về khả năng lây lan cho cộng đồng. Một trường hợp điển hình về xét nghiệm RT-PCR ngay tại Đồng Nai đó là bệnh nhân 669 có lịch trình di chuyển và tiếp xúc với nhiều người, được cách ly và xét nghiệm lần 1 ngày 27/7 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, xét nghiệm lần 2 ngày 01/8 vẫn cho kết quả âm tính, đến ngày 03/8 xét nghiệm lần 3 mới cho kết quả dương tính. Có thể thấy ở 2 lần xét nghiệm đầu bệnh nhân đang trong giai đoạn ủ bệnh, chưa có vi rút ở trong dịch tiết mũi, họng của bệnh nhân, nếu chủ quan không tuân thủ quy trình cách ly sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp này bệnh nhân đã được cách ly trước khi có kết quả dương tính một tuần và theo các chuyên gia đầu ngành, những ca nhiễm Covid-19 có nguy cơ lây lan trong cộng đồng trước 03 ngày tính từ ngày khởi phát bệnh và có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, cho nên khả năng lây nhiễm của bệnh nhân 669 đối với cộng đồng trước ngày được cách ly là rất thấp.

Xét nghiệm nhanh tìm kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2 

Xét nghiệm nhanh là xét nghiệm tìm kháng thể kháng vi rút trong máu, cho phép xác định việc bệnh nhân có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với vi rút SARS-CoV-2 hay không. Nếu người đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm thì trong máu sẽ có kháng thể kháng lại vi rút SARS-CoV-2.

Kháng thể là một chất do cơ thể sinh ra để tiêu diệt vi rút khi bị vi rút xâm nhập. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi rút SARS-CoV-2 kích thích tổng hợp kháng thể ở bệnh nhân khoảng 7 đến 11 ngày sau khi nhiễm vi rút. Do đó, xét nghiệm phát hiện kháng thể không hữu ích trong giai đoạn sớm của bệnh, nhất là trong 6 ngày đầu khi kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

* Xét nghiệm cho kết quả dương tính: nguời đó đã có kháng thể hoặc kết quả dương tính giả. Xét nghiệm nhanh dương tính cũng chưa đủ khẳng định được là hiện tại có sự hiện diện vi rút SARS-CoV-2 trong cơ thể, mà cần phải làm thêm xét nghiệm RT-PCR để tìm vi rút SARS-CoV-2.

* Xét nghiệm cho kết quả âm tính: không có kháng thể do chưa nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc đang nhiễm nhưng cơ thể chưa sinh kháng thể hoặc kết quả âm tính giả (phụ thuộc vào kỹ thuật, loại kit xét nghiệm). Chính vì không biết người có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính thuộc trường hợp nào nên tuyệt đối không được chủ quan, không được nghĩ rằng mình chắc chắn không mắc Covid-19, mà vẫn phải tuân thủ quy trình cách ly đủ 14 ngày. 

Như vậy, xét nghiệm nhanh không có giá trị sàng lọc để phát hiện vi rút SARS-CoV-2 ở người đi về từ vùng dịch. Xét nghiệm nhanh chỉ có giá trị điều tra dịch tễ xem tình hình dịch đã qua, hiện tại và dự báo dịch.

Tóm lại là dù xét nghiệm RT-PCR hay xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính thì vẫn phải cách ly đủ 14 ngày đối với những người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Để chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 hãy hạn chế đến nơi công cộng, tập trung đông người; đeo khẩu khi đi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m; thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn); không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo; vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc; nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

BS.Hồ Thị Hồng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Share with friends

Bài liên quan

Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ
Cần quan tâm giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN