Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp cao ở người trẻ tuổi làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các sự kiện tim mạch khác sau này.

Khi đo huyết áp, nhất là với máy điện tử, chúng ta thường thấy hiện lên hai chỉ số là: Huyết áp tối đa - hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và huyết áp tối thiểu - hay còn gọi là huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu (số đầu) là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương (số dưới) phụ thuộc vào sức co bóp của tim và thể tích máu mỗi nhịp bóp. Huyết áp cao được định nghĩa là chỉ số tâm thu từ 130 trở lên và/hoặc chỉ số tâm trương từ 80 trở lên, theo hướng dẫn của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Donald Lloyd-Jones, đồng tác giả của nghiên cứu, chủ tịch y học dự phòng tại Đại học Y khoa Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago, cho biết: Ở người trẻ tuổi, cả hai chỉ số này đều quan trọng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Nghiên cứu được công bố mới đây đã sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của hơn 6 triệu người ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 20 - 39. Các nhà nghiên cứu đã phân tích nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy tim hoặc tử vong liên quan đến tim mạch trong suốt 13 năm theo dõi. Kết quả cho thấy, những người chỉ có huyết áp tâm thu cao trong khoảng 130-139 có nguy cơ tăng 36%   nguy cơ mắc các bệnh ti mach so với những người có huyết áp bình thường. Huyết áp tâm trương cao trong khoảng 80-89 nguy cơ tăng 32%. Đối với những người có cả số đo tâm thu cao và tâm trương cao, nguy cơ tăng 67%.

Những phát hiện này chứng minh sự cần thiết phải phân loại những người trẻ tuổi bị huyết áp cao: Có tâm thu cao, tâm trương cao hoặc cả hai để xác định chính xác hơn những người có nguy cơ cao sẽ được hưởng lợi từ thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc hạ huyết áp.

B.Ngọc
(Theo Drug 6/2020)

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN