Sa sinh dục, sa bàng quang ở phụ nữ là căn bệnh “khó nói” và thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Khi bị sa sinh dục người bệnh có dấu hiệu như tức nặng vùng cửa mình gây khó chịu ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì cảm giác khó chịu đó lại không còn; đối với sa bàng quang thường đi tiểu khó, tiểu rắt, són tiểu khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình… Các bác sĩ khuyến cáo, khi có những dấu hiệu này, người bệnh nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ.  

Phẫu thuật điều trị căn bệnh “khó nói”

Mới đây, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã phẫu thuật điều trị bệnh sa bàng quang, sa tử cung độ II bằng phương pháp đặt mảnh ghép tổng hợp 6 nhánh xuyên qua lỗ bịt và dây chằng cùng gai cho bệnh nhân Đ.T.Đ. (63 tuổi – ngụ tại Dĩ An, Bình Dương).

Trước đó, bệnh nhân Đ. nhập viện trong tình trạng khó chịu vì có khối phồng ở vùng âm đạo, sờ vào thấy vướng, cảm giác nặng vùng chậu và vùng tầng sinh môn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Qua thăm khám, siêu âm và chụp CT chẩn đoán bệnh nhân bị sa bàng quang, sa tử cung mức độ II.   

Theo TTƯT – BS.CKII Nguyễn Văn Truyện – chuyên khoa Ngoại Niệu, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, bệnh nhân Đ. cần được phẫu thuật sớm để đưa bàng quang và tử cung sa trở lại vị trí bình thường ở vùng tiểu khung, làm chắc lại vùng tầng sinh môn, giải quyết rối loạn đi tiểu, giải quyết sự khó chịu do bàng quang và tử cung sa vào âm đạo. Trường hợp bệnh nhân Đ. rất may mắn khi đến thăm khám sớm, kết quả sau phẫu thuật rất khả quan.   

Đây là phương pháp mới mang lại kết quả tốt hơn hẳn so với kỹ thuật đặt mảnh ghép 4 nhánh như trước đây. Để thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm và tay nghề cao. Hiện tại, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai là một trong rất ít cơ sở ở tỉnh Đồng Nai đã triển khai thành công kỹ thuật phức tạp này.    

Bác sĩ tư vấn về các dấu hiệu nhận biết của bệnh sa bàng quang, sa sinh dục cho bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai.

“Sa bàng quang, sa tạng chậu thường xuất hiện ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, sinh con nhiều lần, làm việc nặng sớm sau sinh. Đây được xem là “bệnh khó nói” của phụ nữ và rất nhiều người mắc phải. Hầu hết các trường hợp đều mặc cảm, ngại đi kiểm tra dẫn đến bị rối loạn đường tiểu mất đi cơ hội điều trị sớm” – BS Truyện nói.   

Những dấu hiệu của bệnh 

Theo BS.CKI Phan Thị Mộng Trang – Chuyên khoa Sản, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, sa sinh dục thường được gọi là sa dạ con hay sa tử cung, nhưng trên thực tế, không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo, bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Các chị em thường dấu vì căn bệnh này “khó nói”, từ đó phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là rắc rối trong quan hệ vợ chồng và các rối loạn tiểu tiện như tiểu không hết nước tiểu hoặc khó tiểu.    

Tùy theo từng người, tùy mức độ sa sinh dục ít hay nhiều, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp, có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng sẽ xuất hiện những dấu hiệu thường gặp sau: tức nặng vùng cửa mình gây khó chịu ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì cảm giác khó chịu đó lại không còn. Đôi khi có cảm giác như muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu, hay bị đau vùng thắt lưng. 

Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu đi tiểu khó, tiểu rắt, són tiểu khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường tiểu không hết nước tiểu nên bàng quang dễ bị viêm gây ra tiểu buốt, đi tiểu khó khăn. Trường hợp này người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để tránh bị bí tiểu cấp. Nếu kèm theo sa trực tràng thì đại tiện thường bị táo bón, kinh nguyệt vẫn bình thường vẫn có khả năng có thai tuy nhiên thường dễ sẩy thai và sinh non. 

“Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường nói trên, người bệnh không nên ngại ngùng mà hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và được đánh giá mức độ, hạn chế điều trị trễ gây ảnh hưởng lớn đến lao động và sinh hoạt hàng ngày” – BS Trang khuyến cáo.

Sao Mai – An An 

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?
Polyp buồng tử cung – Kẻ thù thầm lặng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những lưu ý đối với đái tháo đường thai kỳ
Sàng lọc trước sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác
Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp tránh mang thai ngoài ý muốn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?
Cần sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung
Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên
Có tới 53,6% các ca phá thai là mang thai ngoài ý muốn
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Chủ động tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Ngày tránh thai Thế giới 26-9: Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn
Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11-7: Nhật ký của em
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để có những đứa con khỏe mạnh
Cảnh báo tình trạng sinh con ở tuổi vị thành niên
1
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN