Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội XV đã thông qua một số Luật mới, cụ thể như sau: 

1. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

Ngày 10 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có 6 chương, 91 điều, quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đây là luật mới, lần đầu được xem xét thông qua, kịp thời thể chế hóa đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII và định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ khóa XV.

2. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

Ngày 14 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV đã thông qua  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022(sửa đổi).Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 (sửa đổi) gồm 6 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. 

Một số điểm nổi bật của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) 2022:

- Tại Điều 4. Quy định 14 hành vi bạo lực gia đình gồm:

1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn hại về thể chất, tinh thần;
4. Ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp;
5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với nhau;
6. Phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người có liên quan;
7. Cưỡng ép quan hệ tình dục;
8. Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn;
9. Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;
10. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. 
11. Chiếm đoạt, huỷ hoại hoặc có hành vi cố ý khác chiếm đoạt, hủy hoại tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của thành viên gia đình;
12. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ;
13. Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. 
14. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

- Quy định rõ căn cứ và trường hợp Trưởng Công an xã yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc (Điều 34).

- Quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, biện pháp cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình; thủ tục và các nguyên tắc thực hiện trong thời gian cấm tiếp xúc; giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị bạo lực gia đình (từ Điều 35 đến Điều 40).

- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong bạo lực gia đình được quy định cụ thể từ Điều 47 đến Điều 52.

3. Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

Ngày 15 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022. Có hiệu lực từ ngày 1-3-2023.

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) gồm 4 chương, 66 điều quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Đối tượng áp dụng: Tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền: Luật quy định việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền: Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

4. Luật Thanh tra 2022

Ngày 14 tháng  11 năm 2022, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi).Có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023.

Luật Thanh tra (sửa đổi) có 118 điều, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, “Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật”.

- Điểm mới đáng chú ý là Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành: Điều 18 quy định, thanh tra tổng cục, cục là cơ quan của tổng cục, cục thuộc bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý Nhà nước mà tổng cục, cục được giao phụ trách; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Thanh tra tổng cục, cục được thành lập trong 3 trường hợp: theo quy định của luật; theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tại tổng cục, cục thuộc bộ có phạm vi đối tượng quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.

- Giao quyền chủ động cho UBND tỉnh trong việc thành lập thanh tra sở (trừ một số trường hợp đặc thù). Như vậy, không phải tất cả các sở đều thành lập cơ quan thanh tra.

Theo quy định tại điều 26, thanh tra sở được thành lập trong 3 trường hợp: Theo quy định của luật; tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; tại sở do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.

Luật quy định rõ, thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thanh tra tỉnh được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra.

Điều 9, Luật Thanh tra (sửa đổi) quy định: Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm:

1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:

a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là thanh tra bộ);
b) Thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và tương đương (gọi chung là thanh tra tổng cục, cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan Cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Bích Ngọc (t/h)

Share with friends

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN