Trên thế giới có khoảng 7% người mang gen tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Đây là một căn bệnh di truyền khó chữa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng cấu trúc xương, xương bị xốp và dễ gãy, lách lớn, tổn thương tim, xơ gan… 

Bệnh lý do di truyền 

Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là một trong những bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ. Đây là bệnh lý của tế bào hồng cầu, gây ra hai hậu quả chính là thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể.

BSCKI. Trần Xuân Lam, Khoa huyết học thần kinh Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, TMBS là nhóm bệnh di truyền có đặc điểm gây tan máu làm cho người bệnh có nguy cơ truyền máu suốt đời. Bệnh di truyền qua nhiều thế hệ, tỷ lệ người mang gen bệnh và bị bệnh khá cao ở nhiều cộng đồng, không phân biệt giới tính, dân tộc.  

TMBS di truyền do người bệnh nhận cả gen di truyền từ bố và mẹ. Người bị bệnh hay người mang gen bệnh khi kết hôn, sinh con thì các con đều có nguy cơ bị bệnh hoặc mang gen.  

Người bị TMBS thể nhẹ: có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ, rất dễ nhầm với thiếu sắt, tuy nhiên nếu xét nghiệm thì những người này không bị thiếu sắt. Một số người có các triệu chứng trên ngay sau khi sinh, nhưng cũng có những người bắt đầu có biểu hiện trong thời kỳ nhũ nhi từ 6 tháng đến 1 tuổi, một số người chỉ phát hiện bị bệnh sau khi làm xét nghiệm gen.

Người bị TMBS thể nặng thường có biểu hiện sớm ngay từ khi còn nhỏ, trẻ chậm phát triển, hiếm khi có được chiều cao như người bình thường và thường hay ốm, dễ bị sốt, bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt có những biến chứng bất thường như: biến dạng cấu trúc xương đặc biệt xương mặt, xương sọ; xương bị xốp và dễ gãy; lách lớn; tổn thương tim; xơ gan…

Phát hiện và điều trị kịp thời

Bác sĩ Lam cho hay, với những bệnh nhân ở thể nặng có thể bị tử vong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp điều trị TMBS chính hiện nay là truyền máu định kỳ và điều trị thải sắt liên tục. Khoảng cách giữa các lần điều trị dài hay ngắn là tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Với mức độ nặng, người bệnh cần được điều trị định kỳ hàng tháng.

Hiện nay, tại Khoa Huyết học Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị cho hơn 300 trẻ bị TMBS, trong đó có 135 bệnh nhân nặng phải truyền máu thường xuyên. 

“Đối với những bệnh nhân bị bệnh không tự ý bổ sung sắt, uống các thuốc có chứa sắt khi có những dấu hiệu thiếu máu mà không có chỉ định của bác sĩ.  Cần có chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng. Có thể uống acid folic để tăng tạo hồng cầu, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Để giữ cho xương vững chắc, nên bổ sung canci, kẽm và vitamin D. Ngoài ra tránh tiếp xúc với người bị ốm, rửa tay thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng” – BS. Lam khuyến cáo.

Bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh đang truyền máu định kỳ tại Khoa Huyết học Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Cũng theo BS. Lam TMBS là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa. Biện pháp hữa hiệu nhất hiện nay là tầm soát tiền hôn nhân và tiền thai sản dựa trên xét nghiệm máu.

Trước khi kết hôn cần khám sức khỏe và xét nghiệm tầm soát để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh TMBS. Đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh cần được tư vấn, làm các xét nghiệm để được phát hiện bệnh TMBS sớm. Nếu cả 2 vợ chồng đều mang một thể bệnh TMBS, nên được tư vấn trước khi có ý định mang thai. 

Tầm soát trước sinh, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng cùng mang một thể bệnh TMBS, nên làm các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến khi thai được 12 – 18 tuần. Phương pháp được thực hiện có thể là chọc ối hoặc sinh thiết nhau thai để tìm đột biến gen (nếu có).
“Người bị bệnh TMBS phải điều trị suốt đời vì không có thuốc điều trị dứt điểm trừ khi bệnh nhân được ghép tủy. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cho tỷ lệ thành công khoảng 50-60% và khó tìm được người cho tế bào gốc phù hợp. Người bị bệnh TMBS thường có tuổi thọ trung bình thấp, khoảng 30-40 tuổi. Đa phần người bệnh qua đời do xơ gan và suy tim” – BS. Lam cho biết thêm.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN