Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh nghề nghiệp được phát hiện. Trong năm 2021, Trung tâm đã tổ chức khám cho 2.628 người lao động được cho có liên quan đến bệnh điếc, trong đó có 11 trường hợp lập hồ sơ giám định. 

Diễn tiến âm thầm    

BS Bùi Ngọc Quang, Khoa Bệnh nghề nghiệp Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết phần lớn bệnh nhân bị điếc nghề nghiệp do làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn vượt mức cho phép (trên 80 decibel) trong thời gian dài ở các công ty sản xuất giày da, dệt may, vật liệu xây dựng... Bệnh điếc nghề nghiệp diễn tiến âm thầm và kéo dài nên người bệnh khó nhận biết, chỉ có khám sức khỏe định kỳ thì mới có thể phát hiện ra. 

Ở giai đoạn đầu người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi thính giác, xảy ra vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối giờ lao động. Toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Giai đoạn này thường ít được chú ý, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, cách ly tiếng ồn thính lực sẽ phục hồi hoàn toàn. 

Đo thính lực cho người lao động tại CDC Đồng Nai.

Tiếp theo là giai đoạn tiềm tàng kéo dài 5-7 năm, nhiều người cũng chủ quan không biết mình bị bệnh điếc nghề nghiệp vì lúc này vẫn nghe được tiếng nói to ở nơi ồn ào, chỉ cảm thấy hơi trở ngại khi nghe âm nhạc.

Đến giai đoạn nặng kéo dài trên 10 năm, người bệnh khó chịu khi nghe, không nghe được tiếng nói thầm, đến giai đoạn điếc rõ rệt thì bệnh nhân bị ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn, nói to cũng không nghe. 

Theo BS Bùi Ngọc Quang chia sẻ, khá nhiều công nhân làm việc trong khu vực có tiếng ồn lớn nhưng ngại mang đồ dùng bảo hộ lao động, như: nút tai, chụp tai vì cho rằng vướng víu, hoặc một số bộ phận sản xuất cần trao đổi để đạt được độ chính xác cao nên cảm thấy bất tiện. Mặt khác, có người sử dụng nút tai vẫn bị điếc nghề nghiệp do tiếng ồn có thể đi vào bằng đường khí và đường xương, nếu đeo nút tai chỉ hạn chế tiếng ồn vào bằng đường khí, mà phải chụp tai mới đạt hiệu quả cao.  

Phòng tránh bệnh điếc nghề nghiệp

Cũng theo BS Quang, bệnh điếc nghề nghiệp nếu không kịp thời phòng tránh sẽ để lại biến chứng là điếc vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi. Vì vậy, những người lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp… có tiếng ồn lớn có thể tự bảo vệ sức nghe của tai bằng cách: Sử dụng dụng cụ phòng hộ như loa che tai, nón che tai, nút bịt tai… Những dụng cụ này sẽ làm giảm từ 20 - 15 decibel  nên sẽ đưa cường độ âm thanh gây hại cho tai giảm xuống. Người lao động nên lựa chọn những dụng cụ vừa khít với cấu trúc của tai bạn mà không gây khó chịu hay kích ứng, không làm ảnh hưởng đến quá trình lao động; Không nên làm việc ở nơi có tiếng ồn lớn liên tục trong 8 tiếng, cần có thời gian ngắn nghỉ ngơi để phục hồi thính lực; Khi phát hiện có dấu hiệu ù tai, nghe kém… người bệnh cần tìm đến các chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Đối với công ty sử dụng người lao động nên sắp xếp thời gian cho người lao động nghỉ ngơi yên tĩnh trong những giờ nghỉ giữa ca hoặc nghe nhạc với cường độ nhẹ. Đồng thời, sử dụng những thiết bị máy móc có tiếng ồn không quá lớn, giúp môi trường làm việc của công nhân được yên tĩnh và an toàn hơn. Điều quan trọng là phải tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn nhằm phát hiện sớm bệnh điếc nghề nghiệp để kịp thời có biện pháp điều trị và phòng bệnh tích cực. Song song đó, doanh nghiệp phải có giải pháp chuyển đổi vị trí việc làm cho công nhân khi bị giai đoạn nặng. Thay đổi công nghệ và cải tiến thiết bị, máy móc phát ra tiếng ồn lớn.

Tăng cường truyền thông về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là bệnh điếc bằng nhiều hình thức để nâng cao kiến thức cho người lao động qua đó họ có được những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình.  

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN