Bệnh COVID-19 đang là đại dịch toàn cầu, không từ một ai, không phân biệt giới tính, không phân biệt lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT), đặc biệt người có kèm theo bệnh mạn tính (bệnh nền) sẽ rất dễ bị nhiễm SARS-COV-2 và bệnh rất dễ trở nên nặng, có nguy cơ tử vong nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Tại sao người cao tuổi dễ mắc bệnh COVID -19?

NCT thường bị lão hóa các cơ quan, do đó, các chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng tạo miễn dịch kém cho nên sức đề kháng chống chọi với bệnh tật bị suy giảm đáng kể, nhất là đối với các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, đặc biệt hiện nay là bệnh COVID-19. Thêm vào đó, nếu NCT bị mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản mạn, bệnh khí phế thũng, bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn...) càng nguy hiểm hơn. Đặc biệt với đường hô hấp, NCT có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch “thờ ơ” với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các hàng rào bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên (mũi, họng) đáp ứng rất kém, các mầm bệnh truyền nhiễm như COVID-19 thông qua đường hô hấp trên xâm nhập đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) dễ dàng và gây bệnh tại đó. Trong khi đó, SARS-COV-2 là loại virus gây bệnh ở đường hô hấp, có độc tính cực mạnh, nếu NCT bị nhiễm càng làm cho các bệnh mạn tính có sẵn thúc đẩy chuyển thành giai đoạn bệnh COVID-19 cấp hoặc đợt cấp, bệnh sẽ trở nên rất nặng và dễ tử vong.

Hướng dẫn người cao tuổi phòng ngừa bệnh COVID-19 (ảnh minh họa).

NCT nên làm gì để tránh mắc bệnh COVID-19?

Việc đầu tiên, NCT cần được nâng cao thể trạng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ chất và tránh quên bữa, nhất là NCT bị lẫn. Không nên ăn kiêng quá ngặt nghèo sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, gây suy yếu hệ miễn dịch, thiếu kháng thể chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt COVID-19 đang lây lan mạnh trên toàn thế giới cũng như ở nước ta. Thứ đến là NCT cần uống đủ lượng nước, mỗi ngày uống khoảng 1,5 - 2,0lít (bao gồm cả nước canh, sữa, nước ép trái cây). Cần uống mỗi lần ít một, uống đều trong buổi sáng và chiều, không nên uống vào buổi tối, bởi vì uống nước vào buổi tối sẽ phải đi tiểu đêm gây mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe NCT.

Trong mỗi gia đình, phòng ngủ, nghỉ của NCT nên được thông thoáng không khí, tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp và không sử dụng máy lạnh. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đang gia tăng mạnh, NCT nên hạn chế đi ra ngoài (đi dạo, đi bộ, siêu thị, bến xe, bến tàu...), nhất là khi thời tiết thay đổi (lạnh, ẩm ướt, mưa hoặc nóng), đặc biệt là những NCT có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định. Nếu không thể không đi ra khỏi nhà, cần mặc ấm khi trời trở lạnh (từ đầu đến chân), đeo khẩu trang chuẩn (khẩu trang có khả năng sát khuẩn), đeo đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ y tế địa phương hoặc nghe theo chỉ dẫn của con, cháu. Vì thế, mỗi gia đình nên chuẩn bị đủ khẩu trang và chai nước vô trùng rửa tay để mỗi khi các thành viên ra khỏi nhà trở về (ngay cả NCT) rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước và dùng nước sát khuẩn cho an toàn. Bên cạnh đó, nên súc họng, miệng hàng ngày (ngày 3 lần: sáng, trưa và trước khi đi ngủ tối) bằng nước muối nhạt (tốt nhất là nước muối sinh lý 9%o). NCT cần hạn chế đưa tay lên miệng, mũi và khi hắt hơi, ho nên che miệng bằng khăn vải, khăn ướt hoặc cánh tay áo. Trong thời gian bệnh dịch đang lây lan mạnh, hàng ngày, cần cặp nhiệt độ (ngày vài ba lần). Nếu thấy ho, rát họng, sốt, tức ngực, cần báo ngay cho người nhà (con, cháu, người giúp việc...) biết để kịp thời xử trí và lúc này cần đeo khẩu trang ngay để hạn chế virus (nếu có) lan ra xung quanh. Trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh mạn tính (hết thuốc, cần chỉnh liều...).

Nếu NCT có bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn...), cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự động bỏ thuốc hoặc tự động thay đổi liều lượng (nếu tuổi đã cao, trí nhớ kém minh mẫn thì người nhà cần hỗ trợ tích cực và có trách nhiệm).

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

Báo Sức khỏe & Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN