Nhiều người khi thấy mệt, sốt là tự ý truyền dịch cho khỏe, đây là một quan niệm sai lầm. Thực tế cho thấy, cuối tháng 8-2020, tại Hà Nội có một bệnh nhân đã thiệt mạng do tự ý truyền dịch tại nhà khi mắc bệnh sốt xuất huyết, sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc lạm dụng truyền dịch tại nhà.

Theo ThS-BS Phí Thị Lệ Tân – Khoa Nội, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, truyền dịch là một biện pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt đưa thuốc, những chất có lợi vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hoặc để phục hồi cơ thể.  

Bệnh nhân được chỉ định truyền dịch khi cần hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể như trong các trường hợp: tiêu chảy mất nước, bỏng nặng, mất máu nhằm mục đích nuôi dưỡng bệnh nhân khi bệnh nhân không ăn uống được, suy kiệt, bệnh nhân hôn mê, có tổn thương thực quản hay đường tiêu hóa. Việc đưa thuốc vào cơ thể với những dịch có pha thuốc còn có mục đích khác là giải độc, lợi tiểu trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc. 

Truyền dịch vào cơ thể cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định, người bệnh cần được thăm khám đánh giá tình trạng bệnh từ đó sẽ lựa chọn loại dịch truyền phù hợp, số lượng, thời gian và tốc độ truyền phù hợp với từng bệnh nhân. Hầu hết tất cả các loại thuốc khi vào cơ thể đều có những tác dụng phụ. Do đó, việc truyền dịch cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu kịp thời xử lý nếu xảy ra hiện tượng sốc phản vệ.

Truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện tại các cơ sở y tế để được theo dõi.

Khi tiến hành truyền dịch cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định: Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn để phòng tránh lây nhiễm một số bệnh như nhiễm khuẩn, viêm gan… Thực hiện kỹ thuật phải đúng qui trình; Không để không khí lọt vào tĩnh mạch; Đảm bảo áp lực truyền cao hơn áp lực máu tĩnh mạch của bệnh nhân; Tốc độ chảy của dịch theo đúng y lệnh, đúng thời gian và phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong và sau truyền để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các nguy cơ. 

Tự ý truyền dịch sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. Một trong những biến chứng nặng nhất đó là sốc phản vệ. Biểu hiện rõ nhất của sốc phản vệ là bệnh nhân rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ có thể lên 39-40 độ C hoặc biểu hiện cao hơn là mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp tim nhanh và nông, bệnh nhân có những biểu hiện lo lắng, bồn chồn, vật vã. Nếu bệnh nhân gặp sốc phản vệ, không xử trí kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Những biến chứng khác khi tự ý truyền dịch là: dị ứng, nhiễm trùng máu, tràn dịch màng bụng, màng phổi, suy hô hấp, suy tim đặc biệt ở những đối tượng mắc bệnh tim mạch; rối loạn điện giải như tăng natri máu, tăng đường huyết; tắc mạch phổi do khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch.

Đối với những trường hợp truyền đúng kỹ thuật, đúng chỉ định cũng có thể gặp các phản ứng như sưng đau, phù chỗ tiêm truyền; viêm tấy đỏ thậm chí hoại tử vị trí cắm kim tiêm.

Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, BS Tân khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà. Việc truyền dịch cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám và được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo bài bản. Nên truyền dịch tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu để có thể xử lý kịp thời khi có tai biến xảy ra.

Để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, người dân cần duy trì nếp sống lành mạnh, tăng cường vận động, cân bằng dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung vitamin A, C…

Mai Chi

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng
Hướng dẫn sử dụng thuốc đái tháo đường và xử trí hạ đường huyết tại nhà
Phẫu thuật thành công thay khớp háng lần 2 cho bệnh nhân lớn tuổi
Tập huấn Kỹ năng truyền thông về dân số
Định Quán đồng loạt tổ chức tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Phẫu thuật nối thành công cẳng tay trái cho nam bệnh nhân
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống
Đoàn cơ sở Sở Y tế: Chú trọng xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN