Bác sĩ Đinh Thị Hợi, Phòng khám đa khoa - Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Đồng Nai) cho biết, để phòng bệnh cúm mùa và viêm phổi, tiêm ngừa vắc xin là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất. Ngoài ra, việc tiêm thêm vắc xin cúm và phế cầu (ngừa viêm phổi) có thể giúp ngăn ngừa bội nhiễm khi đang mắc COVID-19.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tại Đồng Nai đang diễn biến phức tạp, mỗi ngày vẫn ghi nhận 600-700 ca, trong đó có người tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 vẫn nhiễm bệnh. Do vậy nhiều người dân đã chọn tiêm thêm liều vắc xin ngừa viêm phổi, cúm với suy nghĩ sẽ nâng cao đề kháng, chống COVID-19 hiệu quả hơn.  

Chị Ngọc Thuyết (ngụ P. Tân Phong, TP. Biên Hoà) chia sẻ, sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, cả nhà chị đều tiêm bổ sung vắc xin phòng cúm và viêm phổi. Theo chị Thuyết việc tiêm thêm 2 loại vắc xin này giúp cả nhà nâng cao đề kháng hệ miễn dịch, tăng hiệu quả ngừa COVID-19.       

“Trước khi quyết định đưa cả nhà đi tiêm 2 loại vắc xin trên, tôi đã tìm hiểu qua bạn bè, internet và được biết nếu tiêm thêm hai loại vắc xin này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, nếu lỡ có nhiễm thì cũng sẽ không bị chuyển nặng. Do ở nhà có cháu nhỏ chưa đến tuổi tiêm ngừa COVID-19 và mẹ tôi là người lớn tuổi nên vừa hết giãn cách là tôi dẫn cả nhà đi tiêm ngay. Mặc dù chi phí cho cả nhà gần 10 triệu đồng, số tiền bỏ ra khá lớn nhưng vì sức khoẻ cho cả nhà nên tôi không ngần ngại”, - chị Thuyết cho biết thêm.   

Trẻ đến tiêm ngừa vắc xin tại CDC Đồng Nai.

Tương tự, chị Thu Vân (ngụ P. Trảng Dài, TP. Biên Hoà) cho biết, trong giai đoạn còn giãn cách xã hội chị đã cho con lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai để tiêm ngừa hai loại vắc xin viêm phổi và cúm. Tuy nhiên, bác sĩ tư vấn là bé đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phế cầu lúc còn nhỏ nên không cần tiêm thêm vắc xin viêm phổi, vì thế con tôi chỉ phải tiêm thêm mũi cúm.   

Bác sĩ Đinh Thị Hợi, Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Đồng Nai) cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến vắc xin ngừa cúm và viêm phổi do phế cầu đang rất “hót” trong giai đoạn hiện nay. Trong đó lý do lớn nhất là người dân đổ xô đi tiêm nhiều hơn do bị gián đoạn trong 4 tháng giãn cách xã hội vừa qua. Bên cạnh đó, cũng có một số người dân chia sẻ rằng đến tiêm là để nâng cao đề kháng, giúp phòng COVID-19.   

Theo bác sĩ Hợi, vắc xin phế cầu hiện có hai loại gồm phế cầu 10 và phế cầu 13. Vắc xin phế cầu 10 dùng để tiêm ngừa cho các bé (từ 1,5 tháng cho đến dưới 5 tuổi), với loại vắc xin này trẻ sẽ tiêm hai mũi và ngừa được 10 chủng, tuy nhiên theo nghiên cứu của nhà sản xuất thì phế cầu 10 vẫn có thể phòng ngừa được tới 12 chủng vì vậy với những trẻ đã tiêm đủ 2 mũi phế cầu 10 thì có thể không cần phải tiêm thêm mũi phế cầu 13 do chủng còn lại thường không gây bệnh nặng nếu mắc phải. Tuy nhiên với những gia đình có điều kiện kinh tế họ vẫn cho con của mình tiêm thêm mũi phế cầu 13. Đối với vắc xin phế cầu 13 dùng cho đối tượng trẻ từ 12 tháng tuổi cho đến người lớn tuổi. 

“Tất cả người dân trong độ tuổi quy định đều có thể chích ngừa vắc xin phế cầu kể cả những người đã mắc COVID-19 hoặc đã chích ngừa vắc xin COVID-19, người lớn tuổi. Bởi khi chúng ta nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn thường kéo theo việc sẽ bị bội nhiễm các vi rút, vi khuẩn khác trong đó có phế cầu vì vậy việc tiêm ngừa sẽ hạn chế việc bị bội nhiễm cũng như các biến chứng do vi rút bội nhiễm gây ra” – BS Hợi cho biết.     

Đối với vắc xin cúm, với những trẻ trước 8 tuổi nhưng chưa tiêm mũi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hai mũi cách nhau 1 tháng, với những trẻ đã tiêm ngừa rồi thì sẽ chỉ định cho trẻ tiêm nhắc lại hàng năm, với người lớn tuổi cũng sẽ tiêm mỗi năm 1 lần. Việc tiêm vắc xin cúm cũng sẽ giúp bệnh nhân hạn chế bội nhiễm cũng như biến chứng nếu chẳng may mắc COVID-19.

BS Đinh Thị Hợi khuyến cáo, ngoài hai loại vắc xin trên người dân cũng nên tiêm ngừa các loại vắc xin khác như vắc xin ngừa bệnh bạch cầu, ho gà, thuỷ đậu, não mô cầu AC,  Sởi – Quai bị - Rubenla vì các loại bệnh này cũng lây qua đường hô hấp và gây các biến chứng rất nặng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi….

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Tuần lễ Tiêm chủng (24-30/04): Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, tiêm bù nếu trẻ chưa được tiêm đủ liều
Trung tâm Y tế huyện Định Quán: Nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh không lây nhiễm
Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN