Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là xuất hiện các biến chủng mới như Delta, Omicron… Để ngăn chặn dịch bệnh cách tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin, đặc biệt tiêm đủ mũi cơ bản và hiện Việt Nam đang bắt đầu tiêm mũi 3 tăng cường, bên cạnh đó không quên thực hiện tốt khuyến cáo "5K" của ngành y tế.

Tại sao cần tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19?

Tiêm vắc xin là gây miễn dịch chủ động do kháng thể được sinh ra và theo thời gian sau khi tiêm vaccine khoảng 4-6 tháng, kháng thể sinh ra từ hai liều vaccine cơ bản bị suy giảm dần, vì vậy, tiêm nhắc lại (tiêm mũi 3 tăng cường) nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là SARS-COV-2. Do đó, tiêm mũi vắc xin tăng cường là rất quan trọng.

Tiêm vắc xin mũi 3 cho người dân P.Trảng Dài, TP Biên Hòa.

Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 loại nào?

Về vấn đề này, theo các tác giả, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, được công bố trên Lancet tháng 12/2021, đánh giá mức độ an toàn và đáp ứng miễn dịch được tạo ra bởi mũi vaccine tăng cường đồng loại và khác loại, ở những người đã nhận được hai liều ban đầu (ví dụ, vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer). Nghiên cứu cho thấy tiêm đồng loại hay khác loại tăng cường đều có hiệu quả trong việc tăng cường phản ứng miễn dịch ở 28 ngày sau tiêm. Cũng giống như mũi thứ hai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ đạt mức cao nhất sau hai tuần sau khi tiêm.

Lưu ý tác dụng phụ khi tiêm mũi tăng cường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhìn chung, những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều nhẹ hoặc trung bình. Một số người còn gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và khớp. Có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng. Do vậy, các cơ sở tiêm chủng cần bảo đảm sẵn sàng các phương tiện phòng chống sốc.

Hiệu quả của tiêm vắc xin mũi 3 thế nào?

Dù có thể có tác dụng phụ, lợi ích của việc tiêm mũi 3 là có thật. Một nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), được công bố gần đây, cho thấy rằng 2 tuần sau khi tiêm liều tăng cường của Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là 93,1% ở những người đã tiêm AstraZeneca trước đó và 94% đối với Pfizer. Dù chưa có dữ liệu về khả năng bảo vệ chống nhập viện hay tử vong sau mũi 3, Giáo sư Wei Shen Lim thuộc Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch Anh cho rằng tỉ lệ khả năng bảo vệ có thể còn cao hơn 93%. Tuy nhiên, những người không cảm thấy triệu chứng gì sau khi tiêm cũng không cần lo lắng. Trang tin NPR dẫn lời giáo sư dịch tễ học Charlotte Baker nói rằng nếu không thấy tác dụng phụ thì cũng không có nghĩa là vaccine không hiệu quả, mà chỉ là "phản ứng trong cơ thể của bạn không thể hiện ra ngoài mà thôi".

Cơ sở tổ chức tiêm vắc xin mũi 3 và người được tiêm cần làm gì?

Bên cạnh các quy định bảo đảm an toàn tiêm chủng, đối tượng tiêm cũng cần được khám sàng lọc tương tự như 2 mũi tiêm trước.

Các điểm tiêm phải bố trí để bảo đảm giãn cách, sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút.

Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể (dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm). Người được tiêm mũi 3, về nhà cần theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Các dấu hiệu nguy cơ bao như sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

Ích lợi của tiêm vắc xin phòng COVID-19

Giống như các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng với vắc xin đã dùng mỗi khi tác nhân gây bệnh đó xâm nhập cơ thể (được gọi là trí nhớ miễn dịch).

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho người được tiêm, ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong khi bị nhiễm SAR-CoV-2.

Hơn thế nữa, tiêm vắc xin COVID-19 giúp bảo vệ những người xung quanh, bởi vì, người được tiêm vắc xin đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm nCOV và ít có khả năng trở thành người mang virus không triệu chứng (hay còn gọi là người lành mang virus) cho nên ít có khả năng lây lan nCOV cho những người tiếp xúc, đặc biệt người cao tuổi có mắc bệnh mạn tính, bệnh nền. Cần lưu ý rằng càng có nhiều người (khoảng trên 80%) trong diện được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh COVID-19 càng được hạn chế.

Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN