Bảo hộ bản thân đúng cách khi đi tiêm vắc xin, giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc gần với người xung quanh tại điểm tiêm và vệ sinh cơ thể đúng cách khi về đến nhà là những lưu ý để người dân tránh lây nhiễm COVID-19.

Chiến lược tiêm vắc xin đang trong giai đoạn gấp rút để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ những người chưa nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, có rất nhiều mối quan ngại về việc lây nhiễm COVID-19 từ việc đi tiêm ngừa. Đây là mối quan ngại có căn cứ, vì chỗ đi tiêm vắc xin cũng là nơi đông người và theo nguyên tắc, càng đông người càng có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta không tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Như vậy, làm sao để đi tiêm vắc xin được an toàn hơn?

TS.BS Trần Minh Hòa (thứ 3 từ phải sang) - Tổ trưởng Tổ công tác Sở Y tế hỗ trợ H.Nhơn Trạch phòng chống dịch - kiểm tra một điểm tiêm vắc xin COVID-19 tại xã Đại Phước.

1. Bảo hộ bản thân đúng cách và nghiêm túc:

 - Khẩu trang phải che chắn cả mũi, miệng, cằm. Nếu bạn đeo khẩu trang N95, muốn bảo vệ 2 lớp thì đeo N95 ở trong, khẩu trang y tế ở ngoài. Người đeo khẩu trang phải điều chỉnh gọng cao su hay kim loại ở phía trên khẩu trang ôm sát hai bên cánh mũi, để khẩu trang thật kín, ôm sát khuôn mặt.

- Nếu có mặt nạ chắn giọt bắn, bạn nên sử dụng. Nhưng bạn nên nhớ phải đeo cho đến lúc rời khỏi địa điểm tiêm chủng, đừng tháo ra rồi đeo vào, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

- Người đi tiêm mang theo nước rửa tay sát khuẩn. Bạn rửa tay thường xuyên và đặc biệt khi chạm vào những vật dùng chung. Tốt nhất nên tránh sờ mó những vật xung quanh nếu không cần thiết. Lưu ý, nhiều người mang găng tay y tế, nhưng  vẫn phải tuân thủ việc rửa tay (rửa bên ngoài bàn tay mang găng), bởi vì virus vẫn có thể bám lên bề mặt găng, gây lây nhiễm khi bạn chạm tay lên mũi, miệng.

COVID-19 lây truyền qua đường hô hấp, không phải qua da. Trước khi ra về, bạn phải lột bỏ găng, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng) tại điểm tiêm chủng, rửa tay thật sạch. Tuyệt đối, bạn không được mang găng về nhà.

- Người đi tiêm nên mang theo 1 cây bút riêng, vì có thể phải điền thông tin cá nhân vào các tờ phiếu tiêm chủng, hạn chế dùng bút chung. Nếu phải dùng bút chung, người dân nhớ rửa tay sau khi dùng.

- Nhiều người mặc đồ phòng hộ cá nhân (PPE) đi tiêm chủng, nhưng nếu không nắm rõ quy trình tháo bỏ PPE, có thể làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm. Bên ngoài PPE sẽ là nơi có thể có virus bám vào, do đó, khi cởi bỏ PPE phải tuân thủ theo quy trình chuẩn.

Người dân có thể tham khảo trên Youtube các clip hướng dẫn với từ khóa: “cách mặc và cởi trang phục phòng hộ”. Nhiều người mặc PPE nhưng thấy nóng, lại cởi phanh ngực như vậy bộ PPE đó không có tác dụng. Bạn lột bỏ PPE tại nơi tiêm chủng trước khi về nhà, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng). Đừng mang PPE từ nơi tiêm chủng về nhà.

2. Đảm bảo khoảng cách an toàn:

- Người đi tiêm phải giữ khoảng cách với người xung quanh. Nếu đứng xếp hàng, bạn nên giữ 2 mét cách người trước và người sau, hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi đang ở nơi đông người. Nếu không phải xếp hàng, bạn nên đứng nơi vắng, không nên gia nhập vào nhóm đông người.

- Hạn chế mặt đối mặt với nhân viên y tế: khi ngồi khai báo, khám sàng lọc hay tiêm ngừa, người dân nên ngồi “vuông góc” với nhân viên y tế, không mặt đối mặt trực tiếp với nhân viên y tế, trừ những trường hợp bất khả kháng.

3. Vệ sinh cơ thể đúng cách khi về đến nhà:

Việc tắm gội ngay sau khi về đến nhà rất quan trọng, tuy nhiên bạn nên làm tuần tự theo các bước để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

- Việc đầu tiên là rửa tay. Trước khi chạm vào cái gì trong nhà, bạn rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn, tốt hơn là với nước và xà phòng diệt khuẩn.

- Giày dép nên cởi ra và bỏ ở ngoài hoặc ở một góc nào đó không ai qua lại. Bạn có thể xịt sát khuẩn giày dép trước khi mang vào nhà.

- Người đi tiêm về nên cởi quần áo mặc bên ngoài (trong khi vẫn đang đeo khẩu trang, vì quần áo có thể dính virus và có thể tiếp xúc với mũi, miệng trong lúc cởi quần áo), bỏ quần áo vào máy giặt hoặc ngâm xà phòng ngay.

- Sau đó, bạn cởi bỏ khẩu trang, cho vào thùng rác. Sau mỗi bước cần rửa tay với nước sát khuẩn.

TS.BS Phạm Lê Duy (Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)

Nguồn: vietnamnet

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN