BS.CKII Đặng Hà Hữu Phước, Phó giám đốc Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, sơ cấp cứu có tầm quan trọng đối với nạn nhân vì sơ cứu ban đầu sẽ quyết định sự sống chết người bị nạn. Bệnh nhân sẽ sống sót nếu sơ cứu kịp thời và đúng cách, hoặc ít ra cũng để lại di chứng ít nhất hoặc nhẹ nhất có thể. Sơ cứu kịp thời sẽ làm cho các chức năng sống bảo tồn, các chức năng sinh hoạt sẽ được phục hồi sau khi người bệnh được đưa đến bệnh viện.  

Cụ thể, với những trường hợp tai nạn nhẹ như bị rách da hoặc trầy xước, nếu có chảy máu cần sử dụng bông gạc sạch để ấn chặt vào vết thương cho đến khi hết chảy máu. Sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường như nước muối sinh lý để rửa vết thương. Nếu vết thương dính bụi bẩn hoặc do động vật cào, cần rửa bằng dung dịch oxy già để làm sạch bụi bẩn trong các ngóc ngách của vết thương. Đồng thời, cần đưa người bị nạn đến cơ sở y tế để được chích ngừa và điều trị. 

Trường hợp người bị tai nạn bị lóc một mảng da lớn hoặc bị đứt lìa một bộ phận nào đó trên cơ thể, cần tiến hành cầm máu đoạn gần của chi bằng phương pháp garo, phần đứt lìa bỏ vào túi ny-lông sạch, kín nước, bọc lại bằng khăn sạch, bỏ vào lớp túi ny-lông thứ 2 sau đó cho vào thùng đá và chuyển tới cơ sở y tế để khâu nối (không để phần đứt lìa trực tiếp vào thùng đá vì như thế sẽ làm cho các mô bị chết).

Với những tai nạn khiến nội tạng bệnh nhân lồi ra bên ngoài người sơ cứu không nên tìm cách nhét vào mà nên cố định ngay vị trí đó bằng các dụng cụ sẵn có sau đó để nguyên và chở bệnh nhân vào bệnh viện. Lưu ý khi vận chuyển bệnh nhân các vết thương cần phải được cố định để vết thương không bị nặng hơn hoặc tạo nên các vết thương mới nhất là trường hợp vận chuyển bằng xe hai bánh. 

BS.Đặng Hà Hữu Phước đang hướng dẫn cách sơ cứu hóc dị vật người lớn.

Với trường hợp bị bỏng, ngay lập tức để vết bỏng dưới vòi nước mát (không để dưới nước đá), đắp một chiếc khăn ướt, mát lên vết bỏng. Sau đó che những nốt phỏng nhỏ bằng băng gạc, nếu vết bỏng nguy hiểm ở mức độ 2 trở lên (là vết bỏng có phỏng rộp và diện tích 4,5% trở lên, lớn hơn lòng bàn tay của nạn nhân) cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu, điều trị. Tuyệt đối không được chọc vỡ các nốt phỏng để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Đối với trường hợp cháy nổ, 70% nạn nhân chết trong các vụ cháy đều liên quan tới khói, vì vậy khi xảy ra cháy nạn nhân nên di chuyển thấp, tìm khăn ướt che mặt lại để tránh việc hít phải khí độc. Ở những toà nhà chung cư có thang bộ thoát hiểm nạn nhân nên di chuyển nhanh ra chỗ này vì ở đây có hệ thống khí áp lực dương khi có cháy sẽ thổi liên tục để ép khí độc ra xung quanh, tuyệt đối không vào thang máy vì có thể thang máy sẽ không hoạt động do mất điện và vô tình nạn nhân sẽ bị ngạt khói ở đây.

Với trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở, khi phát hiện trẻ ho sặc sụa, tím tái, hoặc trẻ đang ra dấu rằng mình đang không thở được thì nên nghĩ ngay đến việc hóc dị vật. Tuyệt đối không được dùng tay để móc dị vật vì sẽ không lấy được dị vật ra mà còn khiến cho dị vật chui vào sâu hơn. Nên sử dụng thủ thuật Heimlich để xử lý dị vật đường thở. Nếu bé nhỏ dưới 2 tuổi cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải ấn mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ sau đó vỗ lưng 5 cái, việc này giúp lồng ngực xẹp xuống, tạo lực khí từ phía trong phổi giúp tống dị vật văng ra ngoài. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp hạ thấp đầu trẻ xuống.

Trường hợp trẻ bị điện giật, cần ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt cầu dao, phích cắm điện. Dùng những vật khô, cách điện như gậy khô, cán chổi để đẩy người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Trường hợp trẻ bất tỉnh, ngưng tim, ngưng thở cần tiến hành cấp cứu hà hơi, thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực, đồng thời gọi sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Trên đường chuyển viện, nếu trẻ chưa tỉnh thì tiếp tục hà hơi thổi ngạt, ép tim.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ
Cần quan tâm giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
[Tọa đàm] Làm đẹp thế nào cho an toàn?
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN