Hiện nay toàn tỉnh có trên 42 ngàn ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 20 ngàn bệnh nhân đang được điều trị. Trong số này có trên 5,3 ngàn bệnh nhân điều trị ở tầng 2, tầng 3. Đặc biệt những bệnh nhân ở tầng 3 đang điều trị tại các Khoa hồi sức của các bệnh viện và Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 đều là những ca bệnh nặng, nguy kịch, đòi hỏi các y, bác sĩ phải tập trung cao độ, nỗ lực trong điều trị và chăm sóc để cứu sống bệnh nhân.

Nhiều áp lực

Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, đặt tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất do Bệnh viện Phổi Trung ương phụ trách, ban đầu số giường bệnh dự kiến chỉ 70 giường, đến nay tăng lên 200 giường bệnh. Hiện Trung tâm có có 327 y, bác sĩ tham gia điều trị, tuy nhiên với số lượng bệnh nhân nặng chuyển về đây điều trị khá đông, trong số đó có nhiều bệnh nhân phải thở máy xâm nhập hoặc ô xy dòng cao, nhiều bệnh nhân COVID-19 bệnh chuyển xấu đột ngột, khiến đội ngũ y, bác sĩ thường làm việc trong trạng thái căng thẳng và áp lực.

Có thể kể đến trường hợp bệnh nhân N.T.V. (sinh năm 2002, ngụ xã Phú Đông, H.Nhơn Trạch) mang thai 30 tuần, ngày 4-8  được chuyển từ Trung tâm y tế H.Nhơn Trạch đến Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trong tình tạng sốt, ho, khó thở. Đến ngày 6-8, tình trạng khó thở của bệnh nhân tăng dần, không đáp ứng với oxy mask túi, lúc này, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi mức độ nguy kịch do SARS-CoV-2 bội nhiễm.

Đến ngày 12-8, tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu, thở co kéo, được đặt nội khí quản, thở máy xâm nhập, an thần giãn cơ. Bệnh nhân được mổ lấy thai, sau đó được đặt ECMO (máy tim, phổi nhân tạo), lọc máu liên tục. Từ ngày 12-8 đến 31-8, bệnh nhân được tiến hành can thiệp ECMO, thở máy, siêu lọc máu liên tục, sử dụng kháng sinh, thuốc kháng đông, kháng viêm, truyền các chế phẩm máu, nội soi phế quản, tập vật lý trị liệu, dinh dưỡng hỗ trợ. Đến ngày 31-8, bệnh nhân đã được ngưng can thiệp ECMO, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thở máy qua nội khí quản, sinh hiệu ổn định.

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai.

BS Lâm Hùng Hạnh, Phó trưởng khoa cho hay, không phải ca bệnh nặng nào nguy kịch cũng cứu sống được, có những ca bệnh điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế (thuốc chống đông, viêm và chống vi rút) bệnh đã ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó biến chứng thuyên tắc phổi, tràn dịch màng phổi… khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch và có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Chính những điều này tạo áp lực đối với y, bác sĩ đang tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, vì không thể cứu được bệnh nhân. 

Còn tại Khu Hồi sức tích cực COVID-19 của Bệnh viện ĐK Đồng Nai, gần 2 tháng nay tại đây cũng liên tục nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19, phần lớn là những bệnh nặng vừa nhiễm COVID-19 vừa có bệnh nền và phải thở máy xâm lấn do nguy kịch. Tất cả bệnh nhân vào đây không có người thân đi cùng, do đó công việc của y, bác sĩ lại tăng lên và áp lực hơn vì phải chăm sóc từ khâu thuốc men đến tinh thần cho người bệnh.

Điều dưỡng Dương Thị Hoa, Khu hồi sức tích cực COVID-19 Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, hầu hết những bệnh nhân vào đây không có người thân, nên đội ngũ y, bác sĩ phải chăm sóc bệnh nhân toàn diện và theo dõi liên tục. Từ việc điều trị cho đến chăm sóc về mặt thể chất, tinh thần và cả vệ sinh cá nhân. “Dù vất vả và áp lực từ nhiều phía, tuy nhiên với trách nhiệm, vì người bệnh cũng như cộng đồng nên mọi người ai cũng phải cố gắng” – điều dưỡng Hoa cho biêt thêm. 

Vẫn chiến đấu đến cùng

Khu hồi sức tích cực COVID-19 của Bệnh viện ĐK Đồng Nai hiện có 17 bác sĩ và 50 điều dưỡng đang tham gia điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Thời gian đầu ai cũng thấy mệt mỏi và quá tải, nhưng giờ họ cũng quen với áp lực này dù công việc vẫn nhiều và thậm chí còn nhiều hơn. Gần 2 tháng qua tất cả ê kíp đều ăn, nghỉ và trực chiến 24/24 tại bệnh viện. 

BS Đoàn Quốc Duy, Phụ trách chuyên môn Khu hồi sức tích cực COVID-19 của Bệnh viện ĐK Đồng Nai tâm sự, cũng giống như lực lượng công an, bộ đội thì những y, bác sĩ cũng phải xa gia đình, vợ con đi làm nhiệm vụ cứu chữa người bệnh. Môi trường làm việc nguy hiểm, nhiều áp lực nhưng đội ngũ y, bác sĩ chúng tôi không từ chối mà vẫn chiến đấu, với mong muốn tất cả bệnh nhân vào đây đều được điều trị khỏi bệnh, kéo giảm tỷ lệ tử vong và dịch bệnh sớm được đẩy lùi để cuộc sống được trở lại bình thường.

Các bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai.

Còn BS Lâm Hùng Hạnh chia sẻ, do làm việc trong môi trường phải mặc đồ bảo hộ cấp 4, đeo khẩu trang N95 suốt ngày nên có nhiều y, bác sĩ bị mất nước, rối loạn điện giải và thậm chí có người mệt dẫn đến ngất xỉu khi đang làm việc. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn phức tạp thì người bệnh vẫn đang cần đến chúng tôi, dù có khó  khăn, gian khổ đội ngũ y, bác sĩ không nản lòng và sẽ chiến đấu đến cùng.

Theo TS.BS Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, có lẽ áp lực nhất đối với những người làm ngành y đó là làm việc trong môi trường quá khốc liệt và chứng kiến cảnh bệnh nhân tử vong. Trong vòng 1 tháng mới đây đã có 112 bệnh nhân COVID-19 nặng nguy kịch tử vong, có ngày từ 3-4 ca, thậm chí có ngày lên đến 9 ca dù đã được cấp cứu và điều trị tích cực.

 “Đây là áp lực lớn nhất từ trước tới nay mà các y, bác sĩ đã trải qua và cũng là động lực để chúng tôi chiến đấu tới cùng, đến khi nào không còn dịch bệnh” – TS.BS Dũng nói.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng
Hướng dẫn sử dụng thuốc đái tháo đường và xử trí hạ đường huyết tại nhà
Phẫu thuật thành công thay khớp háng lần 2 cho bệnh nhân lớn tuổi
Tập huấn Kỹ năng truyền thông về dân số
Định Quán đồng loạt tổ chức tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Phẫu thuật nối thành công cẳng tay trái cho nam bệnh nhân
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống
Đoàn cơ sở Sở Y tế: Chú trọng xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN