Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí y khoa The BMJ cho thấy ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi và có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Các nhà nghiên cứu xác định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông trong khi mang thai ảnh hướng đến cân năng khi sinh thấp (< 2.500g) với 540.000 trẻ từ 2006 đến 2010 tại London, Anh.


Nghiên cứu đã tiến hành đo đạc nồng độ trung bình hàng tháng của các chất gây ô nhiễm liên quan đến giao thông bao gồm NO2, NOx và chất thải hạt mịn (PM2.5) từ ống xả của phương tiện giao thông, phanh hoặc trong quá trình ăn mòn lốp, cũng như các hạt lớn hơn (PM10). Bên cạnh đó, mức độ tiếng ồn giao thông trung bình ngày và đêm cũng được tính toán.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng các chất gây ô nhiễm không khí liên quan đến hoạt động giao thông đặc biệt là PM2.5 làm tăng từ 2% đến 6% tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân và 1% đến 3% tỷ lệ thai nhi nhẹ cân hơn so với tuổi thai.

Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nồng độ trung bình hàng năm của PM2.5 tại London vào năm 2013 là 15,3 μg m3, ước tính giảm nồng độ PM2,5 trung bình hàng năm của London xuống 10% sẽ ngăn ngừa được khoảng 3% trẻ sinh ra có cân nặng thấp mỗi năm.

Với số lượng sinh hàng năm dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng ở London, gánh nặng sức khoẻ sẽ gia tăng trừ khi chất lượng không khí được cải thiện, đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông là giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ của thế hệ tiếp theo – các nhà nghiên cứu cho biết. Kết quả nghiên cứu nhằm kêu gọi xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ môi trường thông qua đó cải thiện chất lượng không khí ở các khu vực thành thị
 
BS. Phan Hưng

 

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN