Dịch Covid-19 tại nước ta cơ bản đã được kiểm soát tốt, cả nước đã và đang khẩn trương, tích cực thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đạt kết quả tốt.

Nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn hiện hữu

Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đến ngày 01-10, trên thế giới có hơn 34 triệu người mắc Covid-19 trong đó hơn 1 triệu người đã tử vong, đặc biệt tại một số nước sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đã bùng phát dịch trở lại, dự báo trong thời gian tới số ca bệnh còn tiếp tục gia tăng. Ở Việt Nam, đã 29 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng kể từ khi đợt dịch thứ 2 đã được kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu, nhất là từ người nhập cảnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định về cách ly, giám sát y tế, từ người nhập cảnh trái phép, nguồn bệnh từ các đợt dịch trước nhưng chưa được phát hiện, từ hàng hóa nhập khẩu,… 

Rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng chống Covid-19.

Hiện nay, một số người dân đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không khử khuẩn tay thường xuyên,… Thực tế này có thể mang tới sự nguy hiểm cho cộng đồng, gây không ít khó khăn cho lực lượng cơ quan chức năng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới

Trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Để duy trì thành quả chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành cuốn “Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”. 

Người dân hãy thực hiện theo Thông điệp 5K để phòng chống dịch Covid-19.

Tài liệu bao gồm các hướng dẫn chi tiết phòng, chống dịch Covid-19 tại hộ gia đình; nhà chung cư; cơ sở giáo dục các cấp từ mầm non tới đại học; trụ sở làm việc; trong các cuộc họp; trên các phương tiện giao thông công cộng; tại trung tâm thương mại, siêu thị; tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; tại chợ đầu mối, chợ dân sinh. 

* Theo đó mỗi cá nhân sống trong hộ gia đình phải:

- Thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân gồm: Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người; không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; vệ sinh nhà cửa, lau bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện... vệ sinh ít nhất 01 lần/ngày.

- Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

- Đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà; thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ.

- Liên hệ các cơ sở y tế để khai báo và được tư vấn, cập nhật tình hình sức khỏe qua ứng dụng khai báo y tế (Ncovi) khi hộ gia đình có người già, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh mãn tính có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết (Bluezone), ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh. 

- Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở; Chủ động khai báo tạm trú, tạm vắng đối với khách đến lưu trú,... 

* Người lao động làm việc tại khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện các hướng dẫn sau:

Không đi làm khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở; phải đeo khẩu trang khi đi đến nơi làm việc, khi ra về và những thời điểm cần thiết; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là trước khi đến và khi ra về, trước và sau ca làm việc...; không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; chủ động thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ lao động và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa,… giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1 mét khi ăn ca, tại các khu vực công cộng tại nơi làm việc; kiểm tra thân nhiệt hàng ngày; thông báo kịp thời với người quản lý nơi làm việc và đến cơ sở y tế nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; tuân thủ các biện pháp dự phòng cá nhân và các hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.

Đơn giản nhất, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, người dân cần thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập đông người – Khai báo y tế.

BS.Hồ Thị Hồng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN