Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, thời gian qua có đến hơn 50% người dân, trong đó chủ yếu là trẻ em đã bị trì hoãn việc tiêm chủng. Để tạo miễn dịch tối ưu nhất và hiệu quả phòng bệnh cao nhất, các bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được tiêm vắc xin theo lịch hẹn sớm nhất có thể để phòng bệnh. Ngoài ra, người lớn cũng cần tiêm chủng một số loại vắc xin để giúp phòng ngừa các dịch bệnh nguy hiểm. 

Tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ giúp bảo vệ trẻ tốt hơn 

Do ảnh hướng của dịch COVID-19, nên nhiều trẻ đã bị trễ tiêm ngừa so với lịch hẹn, điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng trẻ không đủ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe.

Chị Nguyễn Thị Như, khu phố 3, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa đưa con đi chích ngừa mũi 6 trong 1 và uống Rota (phòng bệnh tiêu chảy) tại CDC Đồng Nai cho hay, ngoài việc bé được tiêm vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B tại bệnh viện lúc mới sinh ra, đến nay bé chưa được tiêm các loại vắc xin nào khác để phòng bệnh. Hiện tại bé đã hơn 4 tháng tuổi, đáng lẽ phải được tiêm 6 trong 1, phế cầu và uống Rota, tuy nhiên do nơi ở gia đình chị bị phong tỏa nên bé đã bị chậm hơn 2 tháng so với lịch tiêm. 

“Bé đến tháng mà chưa được chích tôi cũng lo lắng lắm, nhưng vì dịch bệnh COVID-19 nên phải chịu thôi. Rất may mới đây phường được được gỡ phong tỏa tôi mới đưa bé đi chích ngừa, với hy vọng chích sớm được ngày nào thì bảo vệ sớm cho bé ngày đó” – chị Như nói. 

Trẻ được tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ giúp tăng hiệu quả phòng bệnh. Trong ảnh: Tiêm ngừa cho trẻ tại CDC Đồng Nai. 

Theo bác sĩ Đinh Thị Hợi, Phòng tiêm chủng CDC Đồng Nai, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và một số lý do khách quan, nên có nhiều trẻ đã bị trễ so với lịch hẹn tiêm, điều này có nguy cơ bé có thể bị nhiễm bệnh vì miễn dịch chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, một số phụ huynh lo lắng trẻ phải tiêm lại từ đầu do mũi tiêm tiếp theo đã bị trễ rất lâu so với lịch hẹn. 

Dù trẻ bị trễ lịch tiêm nhưng không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu. Khi trẻ đã tiêm được 1 mũi vắc xin, sau khoảng 14 ngày cơ thể đã tạo miễn dịch nhưng nồng độ còn thấp chưa đủ ngưỡng phòng bệnh cho trẻ, nên trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh. Mũi tiêm nhắc lại cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố trí nhớ của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tái sản xuất lượng kháng thể đủ để bảo vệ trẻ. Phụ huynh cần bổ sung mũi tiêm nhắc cho trẻ theo lịch càng sớm càng tốt, nhất là vào mùa cao điểm của dịch bệnh như hiện nay, tránh nguy cơ dịch chồng dịch.  

“Khi trẻ được tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ sẽ tạo miễn dịch tối ưu nhất, sớm nhất, đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, hạn chế thấp nhất khả năng mắc bệnh và lây bệnh cho trẻ khác. Việc trì hoãn tiêm chủng chỉ nên thực hiện khi trẻ đang mắc bệnh cấp tính và một số trường hợp đặc biệt khác như đang hoặc mới kết thúc điều trị Corticoid liều cao… Hiện tại, CDC Đồng Nai đã có đầy đủ các loại vắc xin, khi dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi tiêm ngừa trở lại, nhất là với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu”- BS Hợi cho biết     .  

Người lớn cũng nên tiêm vắc xin để phòng bệnh 

Theo BS Hợi, hiện nay mùa đông xuân đang đến gần, kèm theo nhiệt độ lạnh, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí cũng khiến cho hệ miễn dịch của người lớn và trẻ em suy giảm, nên càng dễ mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: bệnh cúm, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn, thuỷ đậu, não mô cầu, sởi, rubella, ho gà,… Để tạo miễn dịch chủ động đặc hiệu để phòng chống bệnh truyền nhiễm, tiêm vắc xin là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

Các bác sĩ khuyến cáo, người lớn cũng nên tiêm vắc xin để phòng bệnh.

Việc tiêm vắc xin không chỉ ưu tiên cho trẻ mà người lớn cũng rất cần được tiêm để phòng bệnh. Người lớn cần tiêm một số vắc xin quan trọng như: phế cầu, cúm, bạch hầu, ho gà, thủy đậu, não mô cầu... vì các bệnh này dễ lây qua đường hô hấp và có các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… rất khó điều trị. Thậm chí nguy hiểm hơn, nếu không may bị nhiễm COVID -19 và đồng nhiễm thêm một trong những bệnh này thì hệ hô hấp có nhiều yếu tố tấn công rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.    

Một lợi ích quan trọng khác là khi người lớn tiêm vắc xin đầy đủ, khỏe mạnh thì sẽ hạn chế lây bệnh cho trẻ, đồng thời bảo vệ cho gia đình và bảo vệ cho cộng đồng. “Không có biện pháp phòng bệnh nào đơn giản, hiệu quả và kinh tế như việc tiêm phòng vắc xin. Do đó khi đưa trẻ đi tiêm ngừa, người lớn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn mình nên tiêm vắc xin nào, để không mất thời đi lại nhiều lần và giảm nguy cơ tiếp xúc nơi đông người” – BS Hợi khuyến cáo. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 3 triệu trẻ em đã được cứu sống nhờ vắc xin. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 2 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do không có cơ hội tiếp cận với vắc xin phòng bệnh.

Sao Mai 

Share with friends

Bài liên quan

Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN