Trong năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được triển khai bằng nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. 

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn còn cao  

Theo số liệu báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 12.079 cơ sở thực phẩm có hồ sơ quản lý, trong đó số cơ sở tuyến tỉnh quản lý là 870 cơ sở, số cơ sở do tuyến huyện quản lý là 2.292 cơ sở, còn lại là do tuyến xã quản lý 8.917 cơ sở. Trong năm 2020 có 2 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, với 261 người mắc, tăng hơn 2,6 lần so với năm 2019 (98 người) .

Ông Nguyễn Đình Minh, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết, trong thời gian qua mặc dù đã đẩy mạnh nhiều hoạt động trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp vẫn còn ở mức cao, hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. 

Anh N.V.K. làm việc tại Công ty TNHH Hóa Keo kỹ thuật (đóng tại KCN Long Bình, TP.Biên Hòa) cho biết, các chế độ đãi ngộ đối với công nhân đều được công ty thực hiện rất tốt, tuy nhiên về các suất ăn của công nhân do công ty không tự đứng ra nấu mà thuê đơn vị bên ngoài vào nấu ăn cho công nhân, cho nên về an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo. Mặc dù đến nay chưa có công nhân của công ty bị ngộ độc thức ăn tuy nhiên qua đợt khám sức khỏe định kỳ cho công nhân gần đây thì hầu hết công nhân đều bị sán lợn. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, công ty ngưng ký hợp đồng nấu ăn với công ty bên ngoài và đã phát tiền ăn cho công nhân để công nhân tự nấu ăn mang theo hoặc có thể ăn tại các quán ăn hợp vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. 

Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện xét nghiệm mẫu thực phẩm tại một quán ăn ở huyện Long Thành.

Theo ông Nguyễn Đình Minh, số ca tăng về ngộ độc thực phẩm, xuất phát từ những nguyên nhân như: Việc kiểm soát nguyên liệu thực phẩm đầu vào tại một số các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn vẫn chưa được thực hiện tốt, giá trị suất ăn còn thấp, suất ăn trung bình từ 11.000 đồng -14.000 đồng vẫn còn phổ biến nên chất lượng bữa ăn chưa cao. Mặt khác số lượng mô hình chuỗi thực phẩm an toàn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, giá cả cao hơn so với giá thị trường cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể và doanh nghiệp cung cấp suất ăn sẵn khó khăn trong việc tiếp cận thị trường này. Bên cạnh đó một số bếp ăn tập thể có cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp; kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản còn nhiều hạn chế. 

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra  

Trong năm 2020, Đồng Nai đã thành lập 193 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 9.985 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, trong đó số cơ sở đạt ATVSTP là 8.554 cơ sở, chiếm tỷ lệ 85,6%. Thông qua công tác thanh, kiểm tra, các ngành chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm các lỗi như: Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm; vi phạm về ghi nhãn, về công bố sản phẩm, về trang thiết bị dụng cụ, về điều kiện con người... 

Bên cạnh đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã tổ chức 23.441 lượt thanh kiểm tra đột xuất và có kế hoạch tại các cơ sở thực phẩm, xử phạt hành chính hơn 718 triệu đồng. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã chú trọng việc kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa để tìm ra mối nguy ô nhiễm thực phẩm. Kiên quyết xử lý và công bố tên, địa chỉ những cơ sở vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn trên các phương tiện thông tin để người dân được biết và có sự lựa chọn đúng đắn.   

Công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cũng được chú trọng, trong năm 2020, Chi cục ban hành và phân phối 183 băng rôn, cung cấp 22 băng đĩa hình, 22 băng đĩa âm cho tuyến huyện và phân phối 349 sổ tay về an toàn thực phẩm, 28,8 ngàn tờ rơi, biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm, 2,2 ngàn tranh áp phích cho tuyến huyện, xã; phân phối panô cho các mô hình điểm bếp ăn tập thể trên địa bàn và tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật cho đối tượng người sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng trong thực phẩm với gần 200 người tham dự. Viết bài và tổ chức được 103 buổi nói chuyện về an toàn thực phẩm với gần 2 ngàn người tham dự. Phối hợp với cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng… 

Ông Nguyễn Đình Minh cho biết, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến tết Nguyên đán Tân Sửu, để đảm bảo sức khỏe cho người dân đón tết vui tươi, an toàn, thời gian tới Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường các đợt thanh, kiểm tra đột xuất cũng như có kế hoạch đối với các cơ sở thực phẩm trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn các cơ sở cũng như các nguồn hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm ra thị trường, đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Chú trọng công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp cũng như người dân về việc sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn.

Đối với người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, sáng suốt lựa chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn thông tin nhà sản xuất… 

Thanh Tú    

Share with friends

Bài liên quan

Đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của việc sử dụng PrEP tới các đối tượng nguy cơ cao
Mở rộng thị trường cung ứng sinh phẩm xét nghiệm HIV, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân
[Video] Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đạt chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ
Hội thảo chuyển đổi số ngành Y tế Đồng Nai
Tuần lễ Tiêm chủng (24-30/04): Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, tiêm bù nếu trẻ chưa được tiêm đủ liều
Trung tâm Y tế huyện Định Quán: Nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh không lây nhiễm
Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN