Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số ca bệnh bạch hầu ở một số địa phương. Phóng viên CDC Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với BS.CKII Bạch Thái Bình – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại và công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

BS.CKII Bạch Thái Bình – Giám đốc Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai (CDC Đồng Nai).

PV: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất hiện trong thời gian gần đây?

BS Bạch Thái Bình: Nhờ thực hiện tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế. Từ những năm 2000, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt, đậu mùa, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và hiện nay đã kiểm soát được một số bệch khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván… Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận một số ca bệnh bạch hầu ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước và một số tỉnh khác.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh xuất hiện trong thời gian qua chính là tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong cộng đồng thấp đối với các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa như sởi, bạch hầu... Theo khảo sát của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, ở nơi ghi nhận các bệnh trên tỉ lệ tiêm chủng đạt thấp 20-30%, có những nơi là “vùng trắng” nghĩa là không có trẻ em nào được tiêm chủng. 

Ở một cộng đồng dân cư có vi khuẩn của bệnh tồn tại, nếu tỉ lệ người dân được tiêm chủng cao, thì việc lây bệnh trong cộng đồng thấp. Ngược lại tỷ lệ người dân ở khu vực đó được tiêm chủng thấp thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh và bùng phát dịch bệnh rất cao. 

PV: Chương trình tiêm chủng ở Đồng Nai trong thời gian qua đạt kết quả như thế nào, thưa bác sĩ?

BS Bạch Thái Bình: Đến nay, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong tỉnh đạt khoảng 95%. Khoảng 5% còn lại trẻ chưa được tiêm do nhiều lý do: trẻ suy dinh dưỡng nặng, các bệnh bẩm sinh, gia đình ở vùng sâu, vùng xa hoặc người dân lao động nhập cư tại các khu nhà trọ vì lý do nào đó chưa đưa con em mình đi tiêm phòng. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đạt cao nhưng không thể chủ quan vì nếu những nơi có đông trẻ em chưa được tiêm chủng thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm vắc xin tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai (CDC Đồng Nai). Ảnh: Mai Liên

Qua 35 năm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, về cơ bản, những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có số mắc và tỷ lệ tử vong cao đã kiểm soát được. Đồng Nai đã thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh và cơ bản kiểm soát các bệnh bạch hầu, ho gà…, không để xuất hiện những ổ dịch lớn, tỷ lệ tử vong, biến chứng rất thấp.

PV: Các cơ quan chức năng tổ chức tiêm bù các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ như thế nào sau đợt giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19 những tháng đầu năm 2020?

BS Bạch Thái Bình: Trong đợt cao điểm dịch bệnh Covid-19, Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung tạm dừng 2 đợt tiêm chủng thường xuyên vào tháng 3 và 4, do đó những trẻ đến lịch tiêm đều bị chậm mũi. Từ tháng 5, công tác tiêm chủng đã được triển khai trở lại. Những trẻ nào chưa được tiêm đủ mũi vắc xin thì được tiêm bù vào các tháng tiếp theo. Việc tiêm bù cũng phải đảm bảo về khoảng cách thời gian, không được tiêm dồn các mũi vắc xin cùng một lúc. Còn những mũi tiêm nhắc lại cũng được thực hiện tương tự. Đến hết tháng 7-2020, cơ bản các đơn vị đã tiêm bù đủ tất cả các mũi vắc xin cho trẻ.

PV: Tiêm chủng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người lại có tư tưởng Anti-vaccine (phản đối vắc xin), bác sĩ có lời khuyên gì đối với người dân?

BS Bạch Thái Bình: Để đưa một vắc xin vào chương trình tiêm chủng phải trải qua rất nhiều thí nghiệm, nhiều công đoạn. Đó là cả một quá trình đánh giá vô cùng kỹ lưỡng, khắt khe, phải đáp ứng được tính an toàn, được Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức Tổ chức Y tế thế giới thống nhất. 

Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin vào cơ thể người sẽ gây ra những phản ứng nhất định như sốt, sưng, đau chỗ tiêm… Những phản ứng phụ này đều ở mức cho phép, vì vậy phụ huynh và cộng đồng nên an tâm, đưa trẻ đi tiêm chủng đủ liều, đúng thời gian vì tiêm chủng là cách phòng tránh bệnh chủ động, hiệu quả, không nên vì một số rủi ro nhỏ mà bỏ lỡ cơ hội rất lớn về bảo vệ sức khỏe của trẻ khi tiêm vắc xin.

Người dân cần tham gia vào chương trình tiêm chủng và biết được những tác dụng phụ của vắc xin để theo dõi trẻ; tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Sau khi tiêm chủng phải theo dõi trẻ từ 6 đến 24 tiếng, nếu có những bất thường nên thông báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn. 

Ngoài ra, việc bảo quản, vận chuyển vắc xin luôn phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt. Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã thiết kế và lắp đặt kho lạnh để bảo quản vắc xin đạt theo tiêu chuẩn GSP (Good Storage Practices) – “Thực hành tốt bảo quản thuốc” của Bộ Y tế nhằm đảm bảo vắc xin đạt chất lượng, an toàn khi sử dụng cho người dân.

Hệ thống theo dõi nhiệt độ tự động gửi cảnh báo đến điện thoại khi nhiệt độ tăng quá mức cho phép tại kho bảo quản vắc xin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Mai Liên

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh lo lắng nên không cho trẻ đi chích ngừa. Trước tình hình đó, Sở Y tế Đồng Nai đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế có chích ngừa thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tiêm chủng và an toàn tiêm chủng, nên người dân có thể yên tâm đến chích ngừa đủ mũi, đúng lịch, không nên trì hoãn hoặc bỏ sót mũi tiêm. Việc bỏ sót mũi tiêm, hoặc không chích ngừa vắc xin cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái diễn.

Việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người, mà còn là trách nhiệm bảo vệ sức khỏe đối với cộng đồng.

Mai Liên (th)

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN