Đó là thông điệp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn làm chủ đề cho Ngày Thế giới không khói thuốc lá vừa qua nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe 

Theo WHO, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều các bệnh lý nguy hiểm, điển hình là bệnh ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

BS.CKI Đỗ Quốc Chung - CDC Đồng Nai cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với gần 48% nam giới trưởng thành hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành và mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến thuốc lá, tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Do đó, nếu không can thiệp khẩn cấp, ước tính số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030.

Theo bác sĩ Chung, trong khói thuốc lá có khoảng 7.000 loại hóa chất, trong đó có gần 250 hóa chất độc hại và có khoảng 70 hóa chất gây ung thư, đặc biệt thành phần nhiều nhất trong thuốc lá là nicotin. Khi hút thuốc chỉ từ 7-10 giây thì chất nicotine đã hấp thụ vào máu và đi lên não gây tác dụng co mạch tăng nhịp tim làm cho người hút cảm thấy sảng khoái, hưng phấn, tăng khả năng tập trung, giảm căng thẳng lo lắng đồng thời cảm thấy thích thú, vui vẻ. Tuy nhiên, sau khi hút một khoảng thời gian ngắn thì nồng độ nicotine giảm xuống tạo ra sự bứt rứt, bồn chồn, khó tập trung vì thế lại thèm hút và trở thành nghiện.  

Nhóm thanh niên hút thuốc lá khói bay mù mịt, ảnh hưởng tới người không hút.

“Chất nicotine trong thuốc lá không chỉ là chất gây nghiện mà nó còn ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch, hô hấp, hội chứng viêm phổi cấp, bên cạnh đó các hóa chất độc hại gây ung thư như: formaldehyde, benzen, hay khí CO2 liên tục nạp vào phổi khi vượt quá nồng độ cho phép sẽ gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi, suy hô hấp mạn, kích thích hệ thần kinh khiến cho nhịp tim tăng nhanh và gây ra nhiều rối loạn khác ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe”- BS Chung nói.

Một bệnh nhân điển hình là ông T.T.C, 70 tuổi ngụ tại phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa cho biết, ông đã hút thuốc lá hơn 40 năm nay, bình quân mỗi ngày hút 1 bao, khi công việc căng thẳng thì hút liên tục theo kiểu “tắt, châm” đến nỗi, lúc nào điếu thuốc cũng trên môi, trừ lúc ngủ. Đến khi tuổi ngày càng cao, xuất hiện nhiều bệnh nền như viêm phổi, tiểu đường, huyết áp cao,…sau mấy lần nhập viện cấp cứu do viêm phổi cấp ông mới quyết tâm cai nghiện thuốc lá và đã thành công. Hiện nay sức khỏe của ông đã ổn, ông còn tích cực tư vấn cho nhiều người khác bí quyết cai thuốc lá một lần là dứt hẳn không tái nghiện. 

Hút thuốc lá thụ động, mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng

Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá vừa qua, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu ca tử vong liên quan đến thuốc lá, trong đó có hơn 7 triệu người hút trực tiếp và khoảng 1,2 triệu  người tử vong do hút thuốc lá thụ động.

Hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút phả ra. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có khói thuốc lá cũng mắc các bệnh như người hút thuốc thậm chí là nghiêm trọng hơn.

Theo bác sĩ Chung, người hút thuốc lá thụ động thường là những người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… là những người có sức đề kháng thấp hơn. Do đó, khi hít phải khói thuốc lá đã ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hô hấp, đặc biệt là đối với trẻ em sẽ bị tăng các bệnh về viêm phổi, nhiễm trùng tai, mũi, họng, bị nhiễm độc khí CO2,…gây ra tình trạng trao đổi khí ô xi trong máu kém, làm trí óc chậm phát triển; đối với phụ nữ thì ảnh hưởng đến thai nhi hoặc khó thụ thai.

Ông H.C.P., (55 tuổi, ngụ tại phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) có thâm niên hút thuốc hơn 20 năm chia sẻ, hồi trẻ do bạn bè rủ rê hút thử vài điếu cho vui, sau vài lần hút cảm thấy thích thú và nghiện lúc nào không biết, đến khi lập gia đình ông nhận thấy khói thuốc lá đã ảnh hưởng đến sức khỏe vợ con, đặc biệt là sau đợt dịch COVID-19 ông đi khám sức khỏe phát hiện bị viêm phổi và cao huyết áp, được bác sĩ tư vấn nên ông đã cai dần từ hút 1 gói/ngày giảm còn nửa gói và hiện nay mỗi ngày chỉ hút vài điếu, mục tiêu sẽ cai thuốc lá hoàn toàn trong cuối năm nay.

“Những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe cao hơn so với những người không hút thuốc. Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội, trong đó bao gồm các chi phí cho việc hút thuốc, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, mất khả năng lao động vì ốm đau và nguy cơ tử vong sớm” – BS Chung nói.

BS Chung cũng khuyến cáo, sức khỏe là thứ quý giá nhất của mỗi người, do đó trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần có sự lựa chọn thông minh, hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Đối với những người đang hút thuốc lá nên cố gắng giảm hút, hướng tới cai nghiện dứt điểm. Nếu chưa thể thực hiện được thì khi hút phải có ý thức tránh xa không gian làm việc, không gian sống của gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó người thân và cộng đồng cũng cần vận động, khuyên bảo, tích cực tuyên truyền để người hút thuốc lá chủ động tuân thủ đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, tránh gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Đối với những người chưa hút thì tránh tiếp xúc và phải biết nói không với thuốc lá, đồng thời chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc lá vì sức khỏe, vì hạnh phúc gia đình và sự an toàn của người thân và cộng đồng.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Học tập và làm theo lời Bác dạy “Lương Y như từ mẫu”
5 người bị chó mắc dại cắn, 1 người tử vong do chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại
Đảng bộ Sở Y tế tổng kết công tác xây dựng đảng năm 2024
Nội soi gắp viên thuốc còn nguyên vỏ mắc kẹt trong thực quản bệnh nhân
Người thầy thuốc hết mình với công việc
Đồng Nai có 2 bệnh viện tuyến tỉnh được xếp hạng chuyên sâu
Cấp cứu kịp thời thai phụ bị vỡ thai ngoài tử cung
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2025
Thí điểm tích hợp giấy chuyển tuyến, hẹn tái khám trên ứng dụng VNeID
Sơ kết triển khai chương trình PrEP
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương kiểm tra an toàn thực phẩm tại Đồng Nai
Công đoàn ngành Y tế Đồng Nai: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên
Tăng cường công tác phòng chống sốt rét trong dịp Tết Nguyên đán
Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người
Sở Y tế cảnh báo 3 loại thuốc giả trôi nổi trên thị trường
Ca nhiễm HIV mới tiếp tục gia tăng ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra trong năm 2025
Bệnh nhân đầu tiên được hỗ trợ thuốc điều trị ung thư Keytruda
Nhiều học sinh bị đa chấn thương nặng do pháo nổ tự chế
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN