Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp từ truyền thông thay đổi hành vi đến rà soát đối tượng để tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đầy đủ và nhân viên y tế, người bệnh nguy cơ cao để sớm khống chế dịch bệnh sởi.

[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả

Dịch bệnh sởi đang diễn biến rất phức tạp, số ca mắc sởi vẫn đang gia tăng, chủ yếu tập trung ở trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận hơn 4.600 ca mắc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Sự nguy hiểm của bệnh Sởi chính là vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra. Bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó 95% các trường hợp tử vong ở khu vực châu Phi và châu Á. Đông Nam Á là điểm nóng về bệnh dại với số lượng chó thả rông lớn, tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn vật nuôi (chó, mèo) thấp cùng tình trạng buôn bán thịt chó, mèo phổ biến tại một số quốc gia. Bệnh dại là mối nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người; tỷ lệ tử vong do bệnh dại gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng. Phát hiện sớm và xử trí, tiêm phòng kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tử vong. Việc tiêm vắc xin phòng dại đã được chứng minh là hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với điều trị sau phơi nhiễm để ngăn ngừa tử vong bệnh dại ở người. 

Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?

Vắc xin là biện pháp phòng bệnh sởi tốt nhất. Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi khi trẻ được 9 tháng và 18 tháng sẽ giúp tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

Trong tháng 6/2024, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1596/QĐ-BYT ban hành “Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024”, theo đó phê duyệt triển khai vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2024.

[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.

Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở trẻ lớn cũng như người trưởng thành do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.

Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng

Tình hình dịch bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến một cách phức tạp và đáng lo ngại. Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã ghi nhận tới hơn 2.080 ca mắc, trung bình mỗi ngày có khoảng 70 ca mới xuất hiện, trải đều khắp 11 huyện, thị xã và thành phố. Đặc biệt, phần lớn những trường hợp mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, với một trường hợp tử vong đã được ghi nhận.

Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh

Trước tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục diễn biến phức tạp và ghi nhận 1 trường hợp tử vong, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai đã đủ điều kiện công bố dịch. Sở Y tế đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh này.

[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp. Bệnh rất nguy hiểm, không chỉ gây ra các biến chứng đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản - phổi mà còn có thể gây viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, hệ vận động, ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trên cơ thể. Tổn thương lên các cơ quan có thể kéo dài, thậm chí có những trường hợp kéo dài vĩnh viễn như viêm não, viêm màng não, mù lòa,…

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN