Thời gian gần đây, tại Đồng Nai đã ghi nhận một số trường hợp uốn ván cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch, trong đó nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của người dân. 

Hai trường hợp nhập viện nguy kịch

Giữa tháng 3 vừa qua, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận bé gái T.T.H (4 ngày tuổi) trong tình trạng tím tái, co giật toàn thân, khó thở. Tại đây, bé được các y bác sĩ đặt ống nội khí quản để hỗ trợ thở máy, sử dụng thuốc chống co giật và chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh điều trị.

BS. Nguyễn Thị Huế, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết khi bé H. được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh vẫn trong tình trạng co giật nhiều, gồng cứng toàn thân. Nhận thấy đây là ca uốn ván sơ sinh, các bác sĩ trong khoa đã hội chẩn với các bác sĩ tuyến trên để được hỗ trợ về chuyên môn. Theo đó, bé H. được thở máy, sử dụng thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa độc tố uốn ván, đồng thời xử ký vết thương rốn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bé H. bị nhiễm trùng huyết, viêm phổi, vì vậy bác sĩ đã điều trị kết hợp các kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y tế. 

Đến nay, sau gần 2 tháng điều trị, bé H. đã ngưng các kháng sinh, tỉnh táo, tự thở, sức khỏe hồi phục tốt. Hiện bé H. đang được tập phục hồi chức năng, tập bú do bé vẫn chưa bú được hoàn toàn và vẫn còn bị tăng trương lực cơ.

“Bé H. bị nhiễm trùng uốn ván do mẹ sinh rớt tại nhà và được người nhà tự xử lý cắt rốn bằng dao lam. Việc điều trị cho bé H. gặp rất nhiều khó khăn, vừa điều trị uốn ván vừa nhiễm trùng huyết, viêm phổi, bé phải thở máy đến 1,5 tháng. Rất may, với sự nỗ lực điều trị, chăm sóc của các y, bác sĩ bé đã hồi phục tốt. Trường hợp này không vào viện kịp thời nguy cơ tử vong cao, vì tỷ lệ tử vong do uốn ván sơ sinh từ 80-90%”, BS Huế nói.

Hay tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai cũng đang điều trị uốn ván cho một bệnh nhân nam (65 tuổi, ngụ phường Xuân An, TP.Long Khánh) đã hơn 2 tuần nay. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng cứng hàm, khó thở, có vết thương ở mu bàn chân phải, sưng, chảy mủ đục. 

Sau gần 2 tháng điều trị uốn ván, bé T.T.H đã tỉnh táo, sức khỏe phục hồi tốt. 

Theo gia đình người bệnh, bệnh nhân này khi sinh hoạt thì đạp phải đinh, do có bệnh nền tiểu đường, nên vết thương khó lành. Đáng nói, sau khi đạp đinh, bệnh nhân không đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh uốn ván, lại dùng dao lam rạch, tự xử lý vết thương.

Với trường hợp bệnh nhân này, các bác sĩ đã phải mở khí quản, hỗ trợ thở, sử dụng các kháng sinh mạnh để điều trị song song với chống nhiễm trùng. Mỗi ngày, bệnh nhân được các bác sĩ nội tiết kiểm soát đường huyết để vết thương hồi phục. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tích cực tại bệnh viện.

Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa uốn ván

Theo BS.CKI Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện ĐK Đồng Nai, uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.

Vi khuẩn uốn ván sống trong đất, bùn, cống rãnh, phân động vật... Chúng sẽ theo vết thương trầy xước xâm nhập cơ thể, phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây bệnh uốn ván. Còn uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Thời gian ủ bệnh từ 4-15 ngày, trung bình 7 ngày, bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng co thắt cơ hàm nhẹ, sau đó ảnh hưởng đến các cơ khác trong vùng mặt và các vị trí khác nhau trong cơ thể như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.

Uốn ván toàn thân là thể bệnh phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván toàn thân là nhiều cơ bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày từ khi vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân, thậm chí rách cơ và gãy xương. Bệnh có thể nhẹ khi cơ co cứng với vài cơn co giật, vừa nếu co cứng hàm và khó nuốt hoặc nặng nếu co giật dữ dội hoặc ngừng thở.

“Vết thương lớn hay nhỏ vô tình dính bào nang uốn ván sẽ mắc bệnh. Uốn ván rất nguy hiểm, nếu ở xa cơ sở y tế khi lên cơn co giật bệnh nhân sẽ bị co gồng, thắt phế quản và ngưng thở, tử vong tại nhà. Uốn ván khi lên cơn co giật đều phải mở khí quản, vì vậy đỏi hỏi phải thực hiện ở bệnh viện, trung tâm y tế, do vậy người dân không được chủ quan”, BS Hùng cho hay.

Để phòng bệnh uốn ván, theo BS Hùng tiêm vắc xin uốn ván là cách phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi cần được tiêm vắc xin uốn ván đầy đủ (trẻ em sẽ được tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib).

Phụ nữ khi sinh nở nên đến các cơ sở y tế, trường hợp đẻ rớt cũng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý, vệ sinh rốn sạch sẽ, tránh nguy cơ bị uốn ván sơ sinh. 

Người dân khi chẳng may đạp phải đinh, vật nhọn, vết thương dính đất, bụi bẩn có nguy cơ bị uốn ván, nên đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương đúng cách và được tiêm miễn dịch uốn ván hoặc huyết thanh uốn ván để phòng bệnh.

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN