Uốn ván và bạch hầu là hai bệnh được đánh giá là rất nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan nhanh và gây biến chứng nặng nề. 

Uốn ván là bệnh nhiễm độc cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, vết trầy xước, vết thương nhiễm bẩn,… Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co cứng co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bạch hầu là bệnh được đánh giá là rất nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan nhanh và gây biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ em 7 tuổi vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Việc triển khai vắc xin uốn ván, bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi trên phạm vi toàn quốc sẽ góp phần chủ động phòng bệnh uốn ván, bạch hầu ở trẻ em lứa tuổi học đường. Thực hiện chỉ đạo trên từ Bộ Y tế, từ tháng 11-2024, Đồng Nai sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván, bạch hầu trong chương trình TCMR cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Tiêm vắc xin trong chương trình TCMR cho trẻ tại Trạm Y tế Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu.

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin uốn ván, bạch hầu

Theo chương trình TCMR, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh có thành phần uốn ván, bạch hầu vào thời điểm 2, 3, 4 và 18 tháng tuổi. Mặc dù hiệu quả bảo vệ của vắc xin rất cao, nhưng kháng thể trong cơ thể của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian. Đến 7 tuổi, sự miễn dịch của trẻ đối với bệnh bạch hầu, uốn ván đã suy giảm khá nhiều, cộng với việc độ tuổi này thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn, … dẫn đến việc trẻ có nguy cơ mắc các bệnh uốn ván, bạch hầu. Vì vậy, thời điểm này trẻ cần được tiêm nhắc lại để củng cố kháng thể phòng bệnh uốn ván, bạch hầu.

Vắc xin uốn ván, bạch hầu an toàn và hiệu quả. Vắc xin này là vắc xin dạng dung dịch có thành phần uốn ván, bạch hầu giảm liều, do Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Từ năm 2019 đến 2024, đã có gần 3,8 triệu liều vắc xin uốn ván, bạch hầu được sử dụng cho trẻ em 7-8 tuổi đảm bảo an toàn, chưa ghi nhận trường hợp tai biến nặng. Các phản ứng sau tiêm phần lớn thường nhẹ và tự khỏi.  

Những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu

Trước tiêm chủng: Cha mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc xin cần cung cấp thông tin cho cán bộ y tế khám sàng lọc về tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử tiêm chủng (mang theo sổ/phiếu tiêm chủng nếu có). Thông báo phản ứng sau tiêm chủng của trẻ ở lần tiêm chủng trước để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho trẻ. Đặc biệt, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng.

Trong khi tiêm chủng: Cho trẻ ngồi đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Với những trẻ có tâm lý lo lắng, sợ tiêm chủng thì cần có thầy cô giáo hoặc cha mẹ tư vấn, động viên để trẻ an tâm khi được tiêm chủng.

Sau tiêm chủng: Cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm để cán bộ y tế theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
Tăng cường truyền thông và hoạt động hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam
[Video] Ra mắt hệ thống điều phối dữ liệu y tế tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai: Tăng cường tuyên truyền, siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm những tháng cuối năm 2025
Chi hội Điều dưỡng BVĐK Đồng Nai: Xây dựng đội ngũ điều dưỡng hiện đại, lấy người bệnh làm trung tâm
Đảng bộ Sở Y tế phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cảnh báo nguy cơ với sức khỏe khi dùng dầu ăn chế biến thức ăn chăn nuôi cho người
Phẫu thuật thành công ca gãy xương đùi ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền phức tạp
Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế
Sở Y tế tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ cấp cứu thành công ca ngưng tim
Bài 3: Phát triển nhiều kỹ thuật mới: Gần dân, hiệu quả rõ
Kịp thời cứu sống người bệnh ngộ độc thuốc
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ nặng
Bài 2: Mổ nội soi - Bước tiến mới trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Thu hồi lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt tiêu chuẩn chất lượng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN