Vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đã phẫu thuật nội soi thành công cho người bệnh bị hẹp môn vị tá tràng nặng.

Bệnh nhân là ông T.M.D (79 tuổi, ngụ tại TP.Long Khánh) nhập viện trong tình trạng suy kiệt, mất nước, bụng lõm không ăn uống được trong thời gian khoảng 2 tháng gần đây, thường xuyên nôn ói ngay sau khi vừa ăn, cả thức ăn mới lẫn cũ.

Ông D. cho biết, trước đó ông đã điều trị nội khoa nhiều đợt ở các bệnh viện lớn khác nhau, tuy nhiên tình trạng vẫn không cải thiện, gần như không ăn uống được gì, chỉ uống được ít nước đường. 

Thông qua nội soi, bác sĩ phát hiện người bệnh có hành tá tràng hẹp khít, viêm trợt, phù nề, co kéo nhiều vị trí. Sau hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị hẹp môn vị – tá tràng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật. Ê kip của bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật nội soi nối vị tràng (phẫu thuật nối tắt dạ dày và ruột non). Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân ăn uống được, triệu chứng nôn ói không còn và đã được xuất viện sau 1 tuần theo dõi điều trị.

 

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau ca mổ nội soi nối vị tràng.

BS.CKI Nguyễn Xuân Trường – Khoa Ngoại tổng quát, phẫu thuật viên chính cho biết, hẹp môn vị có biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn; hậu quả dẫn đến dạ dày bị dãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Hẹp môn vị có thể do biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng; ung thư hang môn vị; u lành hang môn vị; u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng; có tổ chức tụy vòng lạc chỗ vùng môn vị; hẹp phì đại môn vị; viêm dính quanh tá tràng... Đối với trường hợp của ông D. bị viêm loét dạ dày – tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ gần môn vị đã lâu ngày làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hoá, co kéo gây chít hẹp.  

Phẫu thuật nối vị tràng ở các bệnh nhân này là cần thiết, nhất là khi điều trị nội khoa không hiệu quả sau một thời gian dài. Cũng cần lưu ý rằng, bệnh nhân sau phẫu thuật nối tắt đường tiêu hóa có thể sẽ có những rối loạn trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng quai tới hoặc hội chứng Dumping, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ. 

Bác sĩ Trường khuyến cáo: Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi phát hiện viêm loét dạ dày, người bệnh cần điều trị tích cực bằng các phương pháp nội khoa và thay đổi lối sinh hoạt ăn uống để hạn chế tái phát.

Một số lưu ý để phòng tránh tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng:

- Không hút thuốc, uống rượu, không uống nước chè đặc, cà phê đặc, vì các chất này dễ gây viêm loét dạ dày. 

- Không nên làm việc nặng ngay sau khi ăn. 

- Tránh mọi căng thẳng tinh thần như tức giận, ghen tuông, đố kị… vì đó cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nếu có và được điều trị kịp thời. 

Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể phòng ngừa và hoàn toàn có thể khỏi bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Khi có các biểu hiện của đường tiêu hóa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, thăm khám.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cứu sống ngoạn mục bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO
Ăn uống lành mạnh - Vận động đều - Kiểm soát huyết áp tốt
Cẩm Mỹ: Chó thả rông cắn người, báo động nguy cơ dịch bệnh dại
Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng
Khảo sát hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Đồng Nai trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều hộ dân trên địa huyện Long Thành sẽ được dùng nước sạch
Nhiều cơ sở vi phạm bị xử lý sau một tháng ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước biến thể mới của COVID-19
Tập huấn nâng cao chuyên môn cho 210 cộng tác viên dân số mới
Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom bị chó nghi dại cắn phải khâu 11 mũi
Nuốt phải xác trà, người bệnh bị thủng dạ dày và áp xe
Giám sát chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại công ty ở huyện Nhơn Trạch
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai kịp thời gắp dị vật vỏ thuốc trong thực quản bệnh nhân
Số ca sốt xuất huyết gia tăng, Đồng Nai ra quân diệt lăng quăng vào thứ 7 hàng tuần
Dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh: Phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ thành công cao
“Tôn vinh điều dưỡng – Lan tỏa yêu thương và nhân ái”
Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5: Bệnh viện là nhà, điều dưỡng là người thân
Oxy cao áp: Giải pháp nâng cao chất lượng điều trị và sức khỏe cho người bệnh
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN