Vụ ngộ độc tập thể do ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì Băng (TP. Long Khánh) đã khiến người dân không khỏi lo lắng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Ngay sau khi sự việc xảy ra, ngành Y tế đã có cuộc họp khẩn nhằm rà soát và chấn chỉnh công tác quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh. 

ThS Võ Thị Ngọc Lắm – Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai.

ThS Võ Thị Ngọc Lắm – Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, Phó Trưởng Ban chỉ đạo ATVSTP tỉnh đã có những chia sẻ về việc xử lý vụ ngộ độc cũng như những giải pháp mà ngành Y tế đưa ra để tăng cường công tác quản lý ATVSTP nhằm để không xảy ra những vụ ngô độc tương tự trên địa bàn tỉnh.

1. Thưa PGĐ Sở,  trước vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại Long Khánh, bà có đánh giá như thế nào về những nguy cơ mất ATVSTP có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh hiện nay?

ThS Võ Thị Ngọc Lắm: Đồng Nai là tỉnh công nghiệp có qui mô dân số hơn 3 triệu người, với 32 khu công nghiệp đang hoạt động thu hút trên 1 triệu lao động. Hiện nay, ngành Y tế đang quản lý trên 12 ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có trên 8000 cơ sở có quy mô hộ gia đình và thức ăn đường phố thuộc thẩm quyền quản lý của các địa phương. 

Thời gian qua, công tác quản lý ATVSTP luôn được ngành Y tế quan tâm. Hàng năm, đều có kế hoạch triển khai cụ thể và họp đánh giá, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm. Tuy nhiên, qua vụ ngộ độc tập thể tại Long Khánh vừa rồi thì chúng ta cũng cần rà soát, chấn chỉnh và tìm giải pháp để quản lý tốt hơn vấn đề ATVSTP trên địa bàn tỉnh. Nhất là quản lý các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố. Bởi, hiện nay, công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và thức ăn đường phố còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở không đăng ký giấy phép kinh doanh, không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Đây chính là những nơi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngộ độc cao.

ThS Võ Thị Ngọc Lắm (ngoài cùng bên phải) - Phó Giám đốc Sở Y tế thăm hỏi bệnh nhi bị ngộ độc nặng đang điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Bên cạnh đó, do Đồng Nai tập trung nhiều bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp và trường học, nếu không được quản lý tốt vấn đề ATVSTP thì khi xảy ra ngộ độc sẽ rất nghiêm trọng và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người.

Ngành Y tế nhận định, nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Vì vậy, công tác đảm bảo ATVSTP phải là công tác thường xuyên, liên tục. Căn cứ vào tình hình thực tế ở mỗi địa phương để có giải pháp căn cơ, nhằm quản lý tốt vấn đề ATVSTP.

2. Ngay sau khi vụ ngộc độc xảy ra, ngành Y tế đã xử lý như thế nào để kịp thời tìm ra nguyên nhân và điều trị cho những người bị ngộ độc?

ThS Võ Thị Ngọc Lắm: Ngay khi nắm được thông tin về vụ ngộ độc, Sở Y tế đã kịp thời chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng thu dung, điều trị cho người bị ngộ độc. Về phía các địa phương, Sở chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, cùng với cơ quan chức năng địa phương đình chỉ hoạt động của cơ sở bánh mì Băng. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá qui mô hoạt động của cơ sở để dự báo được số ca có nguy cơ bị ngộ độc. Từ đó, có sự cảnh báo và chuẩn bị các công tác tiếp theo. Sở cũng chỉ đạo Chi cục ATVSTP thành lập ngay tổ công tác tác xuống cơ sở lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các quy trình điều tra để xác định nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc. 

Đến nay, theo kết quả xét nghiệm, nguyên nhân chính của vụ ngộ độc là do nhiễm khuẩn Salmonella. Cụ thể, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm do các bệnh viện và Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ghi nhận: 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli, 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì nêu trên khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm (như patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua), có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella. 

Tính đến chiều ngày 7-5-2024, ngày thứ 7 sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên ngộ độc thực phẩm liên quan đến cơ sở bánh mì Băng. Tổng số trường hợp nhập viện là 547 trường hợp. Trong đó, có 466 trường hợp đã xuất viện tiếp tục theo dõi tại nhà, còn 81 trường hợp theo dõi điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt; các trường hợp nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định. 

3. Thời gian tới, ngành Y tế sẽ có những giải pháp gì để tăng cường công tác quản lý ATVSTP thưa bà?

ThS Võ Thị Ngọc Lắm: Đánh giá được tính nghiêm trọng của vụ ngộ độc lần này, Ban chỉ đạo ATVSTP tỉnh cũng đã chỉ đạo cho ngành Y tế rà soát lại toàn bộ quá trình quản lý theo Quyết định số 31/2019/QĐ-UBND tỉnh về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua đó, có những chấn chỉnh theo tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ATVSTP tại các địa phương.

Ngay trong ngày 7-5-2024, sau khi có kết quả xét nghiệm và xác định được nguyên nhân chính gây ngộ độc tại cơ sở bánh mì Băng (TP. Long Khánh), Sở Y tế đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra Sở Y tế để rà soát lại công tác quản lý ATVSTP trên địa bàn, trao đổi những khó khăn, vướng mắc và đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Trong đó, đặc biệt lưu ý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố với qui mô lớn, các cơ sở kinh doanh thực phẩm xung quanh trường học cho các học sinh, và các bếp ăn tập thể. Để từ đó, từng bước thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh. 

Xin cảm ơn bà!

Thiên Thanh (Thực hiện)

Share with friends

Bài liên quan

Khẩn cấp cứu sống bệnh nhân qua con nguy kịch do hóc dị vật
[Video] Ngành Y tế Đồng Nai làm chủ nhiều kỹ thuật cao - Kỳ 4: Nỗ lực vượt khó khăn, xây dựng y tế thông minh
Khai mạc tuần lễ chuyển đổi số và chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2024
Đồng Nai thực hiện có hiệu quả dự án phòng chống HIV/AIDS
Truyền thông về nhận diện và xử trí bệnh đột quỵ cho gần 500 giáo viên, sinh viên
Gắp viên pin hình cúc áo ra khỏi thực quản bé gái 4 tuổi
[Video] Ngành Y tế Đồng Nai làm chủ nhiều kỹ thuật cao - Kỳ 3: Các bệnh viện tuyến dưới vươn mình mạnh mẽ, tạo niềm tin cho người dân
Bài 3: Để thành tựu khoa học - kỹ thuật y khoa phát triển bền vững
Bài 2: Lấy người bệnh làm trung tâm
[Loạt bài] Phát triển, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị: Bước tiến dài của ngành Y tế Đồng Nai
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
[Video] Ngành Y tế Đồng Nai làm chủ nhiều kỹ thuật cao - Kỳ 2: Kỳ tích cứu sống nhiều ca bệnh hy hữu
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao, phụ huynh cần đưa trẻ từ 1 -10 tuổi đi tiêm vắc xin sởi đầy đủ
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm đồng giới nam tăng mạnh và trẻ hóa
Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số
Việt Nam đã loại bỏ thành công bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khoẻ cộng đồng
Trung tâm Y tế huyện Tân Phú: Triển khai nhiều hoạt động về công tác dân số
[Video] Ngành Y tế Đồng Nai làm chủ nhiều kỹ thuật cao - Kỳ 1: Chinh phục những kỹ thuật đỉnh cao về mổ tim
Rà soát không bỏ sót trẻ trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi
Gene Solutions và Hệ thống Y khoa Ái Nghĩa ký kết hợp tác về ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe người dân
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN