Tính đến ngày 9-2-2023 toàn thế giới có hơn 755 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 6,8 triệu trường hợp tử vong. Từ giữa tháng 9-2022 đến nay, trung bình mỗi tuần trên toàn cầu có khoảng 10.000-14.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cho rằng “thế giới không thể chấp nhận con số tử vong này khi đã có trong tay nhiều công cụ phòng, chống”.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam thời gian qua.

Trong 4 tuần qua, thế giới đã ghi nhận hơn 170.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19, số lượng ca tử vong vì COVID-19 vẫn được coi là cao so với các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp khác. Trong vòng 28 ngày từ ngày 09/01 - 05/02/2023, toàn cầu có thêm gần 10,5 triệu ca mắc mới (giảm 89%) và trên 90.000 ca tử vong (giảm 8%) so với 28 ngày trước đó. Trung Quốc là quốc gia có số ca mắc cao nhất trong 28 ngày qua với 3.485.265 ca mắc giảm 96% so với giai đoạn trước, sau đó là Nhật Bản với 2.429.215 ca mắc giảm 42%, Mỹ với 1.328.654 ca giảm 27%, Hàn Quốc 736.811 ca giảm 59%. Số ca tử vong cao nhất trong 28 ngày qua là tại Trung Quốc (40.812 ca giảm 11% so với giai đoạn trước), Mỹ (15.294 ca tăng 40%), Nhật (9.874 ca tăng 28%), Anh (2.761 ca giảm 32%). Tổ chức Y tế thế giới cho rằng số lượng ca nhiễm ghi nhận thấp hơn số thực tế điều tra, do đó cần cẩn trọng khi phân tích các số liệu này.

Biến thể Omicron XBB.1.5 đã được phát hiện tại 38 quốc gia, hầu hết đến từ Mỹ (82,2%), Anh (8,1%) và Đan Mạch (2,2%). Dựa vào các đặc điểm di truyền và tốc độ lây lan, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá biến thể XBB.1.5 có tốc độ lây lan nhanh, tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá sơ bộ do chỉ dựa vào dữ liệu của Mỹ cung cấp.

Bên cạnh đó thế giới đồng thời phải chống chọi với các dịch bệnh khác như cúm mùa hay vi rút hợp bào hô hấp (RVS), trong khi lượng bác sĩ ngày càng thiếu hụt. Các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt người cao tuổi và nhân viên y tế tại các nước thu nhập thấp và trung bình tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm y tế như vắc xin, các biện pháp chẩn đoán và điều trị. 

Theo WHO, nhiều quốc gia tạm ngừng theo dõi và báo cáo số lượng ca nhiễm, nhập viện và tử vong vì COVID-19, giảm giải trình tự gen các ca bệnh, buông lỏng các biện pháp phòng ngừa nơi công cộng như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Trong khi đó, việc nhiều người dân do dự không tiêm vắc xin và thông tin giả cũng gây cản trở cho các biện pháp phòng, chống dịch.

Từ tình hình trên, Ủy ban tình trạng khẩn cấp về đại dịch COVID-19 cho rằng COVID-19 tiếp tục là một dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng gây ra thiệt hại lớn đến sức khỏe người dân và hệ thống y tế. Tổng giám đốc WHO đã đồng ý với khuyến nghị của Ủy ban, quyết định COVID-19 tiếp tục là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tạm thời đối với các quốc gia như sau:

- Duy trì đà tiêm chủng COVID-19 để đạt được tỷ lệ bao phủ 100% cho các nhóm ưu tiên cao theo khuyến nghị của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) về việc sử dụng các liều nhắc lại.

- Tăng cường việc báo cáo dữ liệu giám sát SARS-CoV-2 cho WHO.

- Tăng cường các biện pháp sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Các quốc gia nên tăng cường khả năng tiếp cận với vắc xin COVID-19, phương pháp chẩn đoán và điều trị…

- Duy trì năng lực ứng phó mạnh mẽ của quốc gia và chuẩn bị cho các sự kiện trong tương lai để tránh bị động. Các quốc gia nên xem xét cách thức tăng cường tính sẵn sàng ứng phó với các đợt bùng phát, bao gồm tăng cường năng lực của lực lượng y bác sĩ, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng và chuẩn bị tài chính cho việc dự phòng và ứng phó với mầm bệnh đường hô hấp và bệnh không phải đường hô hấp.

- Tiếp tục điều chỉnh các biện pháp liên quan đến du lịch quốc tế dựa trên đánh giá rủi ro và không cần yêu cầu bằng chứng tiêm phòng COVID-19.

- Tiếp tục nghiên cứu các loại vắc xin cải tiến giúp giảm lây truyền và các khả năng ứng dụng rộng rãi, cũng như nghiên cứu để hiểu toàn bộ phạm vi, tỷ lệ mắc bệnh và tác động của tình trạng hậu COVID-19, đồng thời phát triển các lộ trình chăm sóc sức khỏe tích hợp có liên quan.

- Nên sử dụng khẩu trang trong các tình huống cụ thể mà không phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh tại chỗ, các tình huống cụ thể là mới bị nhiễm, có nguy cơ cao bị COVID-19 nặng, ở trong không gian kín, ít thông gió và đông người.

Ngoài ra như trước đây, WHO khuyến nghị sử dụng khẩu trang dựa trên đánh giá rủi ro liên quan tới chiều hướng của dịch bệnh, tình trạng nhập viện do COVID-19 gia tăng, độ bao phủ vắc xin, miễn dịch cộng đồng và môi trường xung quanh.

Hồ Hồng
Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Share with friends

Bài liên quan

Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN