Năm 2024, ngày Dân số Thế giới có chủ đề “Kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển, Cairo 1994” (còn gọi tắt là ICPD). 

Năm nay là mốc tròn 30 năm thực hiện Chương trình hành động ICPD, tuy nhiên theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, trên toàn cầu chưa giải quyết hiệu quả vấn đề về kế hoạch hóa gia đình, tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản vẫn còn cao. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc: Mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 800 phụ nữ tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được có liên quan đến thai sản. Điều này tương đương với hơn 290 ngàn phụ nữ tử vong mỗi năm; Bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đến gần 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới. Hiện mới chỉ khoảng 55% phụ nữ có khả năng tự đưa ra quyết định về sức khỏe sinh sản và tình dục của mình; Một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các trung tâm đô thị. Đến năm 2050, con số này sẽ là gần 70%....

Tại Việt Nam, tong thời gian qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 cho đến nay tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng; Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Các Trạm y tế xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc treo băng rôn hưởng ứng ngày dân số thế giới năm 2024.

Bên cạnh đó, công tác dân số vẫn còn một số khó khăn và thách thức: Chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng; Tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già là thách thức lớn cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội; Tỉ số giới tính khi sinh vẫn luôn ở mức cao; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn chậm khắc phục; Chất lượng dân số, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế và một số nội dung quan trọng khác sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước cả trong hiện tại và tương lai.

Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho cộng đồng với những nội dung cụ thể: Lợi ích của việc sinh đủ 2 con; chuyển đổi hành vi về giới và bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; Lợi ích và tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam/nữ thanh niên; Thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; Phổ biến các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…; Ý nghĩa, tầm quan trọng của chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi; các nội dung rèn luyện thân thể, phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi; Cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù (vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất…) góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, dự phòng vô sinh và nâng cao chất lượng dân số. Ưu tiên truyền thông dành cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, bao gồm người dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật và những người bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu. 

Theo đó các hoạt động cần chú trọng tổ chức như mít tinh, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, giao lưu…về thực trạng, thách thức và giải pháp để từng bước giải quyết vấn đề dân số và phát triển trong thời gian tới; Lồng ghép các nội dung truyền thông về dân số và phát triển vào hoạt động của cơ quan, đơn vị, đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng.

 Năm 1994 tại Cairo, Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển,179 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển (ICPD). Các quốc gia đều đồng thuận với quan điểm cho rằng cần đặt con người vào vị trí trung tâm và khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển. Việc lồng ghép đầy đủ các vấn đề dân số vào các chiến lược phát triển, vào công tác lập kế hoạch, ra các quyết định và phân bổ nguồn lực ở các cấp, vùng nhằm giải quyết hợp lý các chỉ tiêu dân số, bao gồm tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu tuổi, mức sinh, mức chết, di cư... đều ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển con người, kinh tế và xã hội. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”
Phẫu thuật thoát vị bẹn hiếm gặp ở nữ giới
Điều trị thành công u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ sa nghẹt cho bệnh nhân cao tuổi
UBND tỉnh và Sở Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ ngành Y tế
Phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng, chống sốt xuất huyết
Bé trai bị cá rô chui vào cổ họng khi đang chơi
Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN