Trung tâm Y tế (TTYT) H.Thống Nhất vừa ban hành kế hoạch phòng chống bệnh dại trên địa bàn huyện. 

Theo đó, TTYT huyện chủ trì phối hợp trạm thú y và các ban ngành liên quan triển khai thực hiện tốt công tác phòng phơi nhiễm và điều trị dự phòng bệnh dại như: giám sát chủ động phát hiện và báo cáo, quản lý các trường hợp bị phơi nhiễm đồng thời tư vấn, vận động người phơi nhiễm đến TTYT để được tư vấn điều trị kịp thời. Phối hợp đài truyền thanh huyện tuyên truyền trên đài phát thanh và các kênh thông tin khác về các biện pháp phòng, chống bệnh dại, cách nhận biết chó mắc dại, khuyến cáo người dân quản lý phòng bệnh cho đàn chó mèo theo hướng dẫn của ngành thú y. Giám sát chặt chẽ những người phơi nhiễm khi đến tiêm chủng vắc xin, giám sát xử lý triệt để các ổ dịch trên địa bàn nhất là ổ dịch có người tử vong. Tập huấn và tập huấn lại cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến về tư vấn, xử trí, chỉ định tiêm ngừa.

Nhân viên TTYT H.Thống Nhất phun khử khuẩn khu vực có ổ dịch.

Giao Trạm y tế xã, thị trấn lập danh sách người bị chó mèo cắn hoặc tiếp xúc để quản lý báo cáo tuyến trên, phối hợp với nhân viên thú y theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch, tăng cường truyền thông và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh bị chó cắn và cách xử lý vết thương khi bị chó nghi dại cắn.

Được biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 7 ổ dịch trong đó có 2 người đã tử vong. Riêng tại huyện Thống Nhất đã ghi nhận 1 người tử vong do bệnh dại. 

Trước đó Trung tâm Y tế H. Vĩnh Cửu và Trung tâm Y tế TP. Long Khánh cũng đã có công văn tăng cường công tác phòng chống bệnh dại.

Khuyến cáo phòng bệnh dại

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật như chó, mèo.

Hàng năm, trên thế giới ghi nhận trung bình 60.000 ca tử vong do bệnh dại. Tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2021 trung bình mỗi năm có 76 người tử vong do bệnh dại. Tại Đồng Nai, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều trường hợp bị cho dại cắn, cào và đã có người tử vong do bệnh dại. Theo nhận định, tình hình bệnh dại đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường trên địa bàn tỉnh.

Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. 

2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị động vật cào/cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45-70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine để làmgiảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường nhưrượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

CDC Đồng Nai

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Nhiều hộ dân trên địa huyện Long Thành sẽ được dùng nước sạch
Nhiều cơ sở vi phạm bị xử lý sau một tháng ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước biến thể mới của COVID-19
Tập huấn nâng cao chuyên môn cho 210 cộng tác viên dân số mới
Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom bị chó nghi dại cắn phải khâu 11 mũi
Nuốt phải xác trà, người bệnh bị thủng dạ dày và áp xe
Giám sát chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại công ty ở huyện Nhơn Trạch
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai kịp thời gắp dị vật vỏ thuốc trong thực quản bệnh nhân
Số ca sốt xuất huyết gia tăng, Đồng Nai ra quân diệt lăng quăng vào thứ 7 hàng tuần
Dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh: Phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ thành công cao
“Tôn vinh điều dưỡng – Lan tỏa yêu thương và nhân ái”
Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5: Bệnh viện là nhà, điều dưỡng là người thân
Oxy cao áp: Giải pháp nâng cao chất lượng điều trị và sức khỏe cho người bệnh
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong
Xử lý nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Trảng Bom
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định về công thức và nhãn mác
TP.Biên Hòa tăng cường tiêm vắc xin sởi cho học sinh trung học sở sở
Tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
Thành lập Chi bộ Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN