Vắc xin là biện pháp phòng bệnh sởi tốt nhất. Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi khi trẻ được 9 tháng và 18 tháng sẽ giúp tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

Sau đây là một số câu hỏi thường được các phụ huynh và người chăm sóc trẻ quan tâm:

* Bệnh Sởi có biểu hiện như thế nào?

Trong vòng 7-21 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút sởi, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như: sốt cao, ho, hắt hơi, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình, rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

* Nếu bị phát ban nghi mắc sởi thì nên làm gì?

Nếu bạn có dấu hiệu sốt, phát ban nghi sởi cần đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn phòng chống lây nhiễm.

* Nếu nghi mắc sởi thì khi đi khám bệnh cần lưu ý những gì?

Nếu bạn có dấu hiệu nghi mắc sởi hoặc có triệu chứng về hô hấp như ho, sổ mũi, đau họng… thì cần mang khẩu trang khi đi khám bệnh. Các bệnh viện sẽ bố trí khu vực tiếp nhận bệnh sởi và nghi ngờ mắc sởi riêng biệt.

* Phòng bệnh sởi bằng cách nào?

Sởi là bệnh có vắc xin nên tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh. Bên cạnh đó, khi xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch trong cộng đồng thì ngành y tế sẽ triển khai các biện pháp xử lý theo quy định.

Các biện pháp bao gồm: cách ly bệnh nhân, điều tra dịch tễ, xử lý môi trường nơi ở của bệnh nhân, theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc gần, tổ chức tiêm bù… để hạn chế bệnh tiếp tục lây lan.

Vi rút sởi có khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp, nên khi có dịch cần hạn chế tập trung đông người; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; vệ sinh khử trùng đồ chơi, tay nắm cửa, khu vực bàn tay thường xuyên tiếp xúc…

* Lịch tiêm chủng sởi ra sao?

Lịch tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 2 liều, liều thứ nhất cần bắt đầu sớm ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, liều thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Việc tiêm vắc xin sởi đúng lịch, đầy đủ là vô cùng quan trọng để tạo được miễn dịch sớm bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh. Nếu phụ huynh trì hoãn để trẻ tiêm vắc xin muộn sẽ có dẫn đến trẻ có nguy cơ mắc bệnh sởi trước khi được tiêm chủng.

* Vì sao phải tiêm hai liều vắc xin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch nhiều yếu tố.

Việc tiêm mũi sởi thứ 2 khi trẻ 18 tháng là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

* Vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng có an toàn không?

Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vắc xin khác: sốt, phát ban, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Do đó, các cơ sở tiêm chủng đều đảm bảo các quy trình an toàn tiêm chủng, sẵn sàng các biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng

Share with friends

Bài liên quan

Hơn 250 bé được tham gia đêm hội trăng rằm với chủ đề “Vầng trăng tuổi thơ”
Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “Chẩn đoán chính xác - Điều trị an toàn”
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vô địch giải bóng đá các đơn vị Y tế lần thứ nhất
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường Mẫu giáo Dona Standard
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về khám phát hiện bệnh tâm thần tại cộng đồng
Hội thảo "Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp"
Công đoàn ngành Y tế vận động quyên góp, ủng hộ giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai
Hơn 100 em nhỏ nhiễm HIV được tặng quà trung thu
[Video] Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?
Điều trị gãy xương bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu hiện đại
Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng
Tập huấn chuyên môn về nước sạch và vệ sinh môi trường
Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 người dân
Xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện 115, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác cấp cứu
Phẫu thuật kịp thời cho bệnh nhân bị áp xe ruột thừa
Thu hồi thuốc không đảm bảo chất lượng
Thêm ca tử vong vì chủ quan không tiêm phòng dại khi bị chó cắn
Phẫu thuật nội soi khớp vai thành công cho bệnh nhân 65 tuổi
Đoàn công tác của 4 tỉnh tham quan mô hình điều trị PrEP tại Đồng Nai
Đồng Nai chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN