Để giảm thiểu tai nạn thương tích xảy ra trong cộng đồng, trong nhiều năm qua tỉnh Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng cộng đồng an toàn. Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng chống tai nạn thương tích, từ đó giảm thiểu số vụ tai nạn thương tích trong cộng đồng.

Theo báo cáo thống kê về tai nạn thương tích (TNTT) năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai (CDC Đồng Nai), toàn tỉnh đã xảy ra 71.206 vụ TNTT, gây tử vong cho 163 người. Nhóm tuổi mắc cao nhất là ở độ tuổi lao động 20-60 tuổi với 39.218 ca chiếm hơn 50%, nam giới là nhóm mắc cao nhất hơn 60%.

Qua báo cáo cho thấy tình trạng TNTT xảy ra mọi lúc, mọi nơi ở mọi độ tuổi cả nam lẫn nữ và đang ở mức độ báo động. Nó không chỉ tác hại đến sức khỏe, tính mạng, đời sống sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. 

Cử nhân Lê Ngọc Linh, Phó trưởng khoa Khoa sức khỏe môi trường - y tế trường học CDC Đồng Nai cho biết, xây dựng cộng đồng an toàn đã được triển khai tại Đồng Nai hơn 10 năm và có nhiều mô hình cộng đồng an toàn đã được công nhận như xã Đông Hòa (H.Trảng Bom), Thị Trấn Gia Ray (H.Xuân Lộc), xã Phước Khánh (H.Nhơn Trạch), xã Long Phước và xã Long An (H.Long Thành), Xã Bàu Hàm 2 (H.Thống Nhất), Xã Xuân Đường (H.Cẩm Mỹ).

Treo Pano tuyên truyền phòng chống đuối nước tại trường Tiểu học Cao Bá Quát (H.Trảng Bom).

Tuy nhiên, chương trình xây dựng dựng cộng đồng an toàn phòng tránh TNTT bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19. Sau đại dịch COVID-19, năm 2024 chương trình xây dựng cộng đồng an toàn phòng tránh TNTT tiếp tục thực hiện. 

Cử nhân Đặng Thị Kim Loan, Phó trưởng khoa Y tế công cộng - Thực phẩm &Dinh Dưỡng, Trung tâm Y tế H.Long Thành cho biết: huyện Long Thành có 2 xã được công nhận cộng đồng an toàn là xã Long Phước và xã Long An. Năm 2024, Trung tâm Y tế được bố trí kinh phí để thực hiện xây dựng cộng đồng an toàn, tuy nhiên nguồn kinh được cấp muộn nên các hoạt động chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn, từ năm 2025, sẽ triển khai cụ thể xuống cộng đồng.  

Hiện nay chương trình phòng chống TNTT ở cộng đồng vẫn còn một số khó khăn như: Xây dựng mạng lưới cộng tác viên còn nhiều khó khăn vì không có kinh phí hỗ trợ, trong khi việc điều tra tại cộng đồng với số lượng hộ gia đình rất lớn, địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt, đường sá đi lại phức tạp tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích, đặc biệt vào mùa mưa; Tại các trung tâm Y tế cũng như trạm y tế có chuyên trách phụ trách phòng chống TNTT, tuy nhiên chuyên trách còn kiêm nhiệm nhiều chương trình nên công tác xây dựng mô hình cộng đồng an toàn gặp nhiều khó khăn, khó có thể hoàn thành khối công việc mang tính chất cộng đồng; Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, Ban chỉ đạo của địa phương chưa quan tâm sâu sát, chưa thấy được tầm quan trọng của chương trình; Bên cạnh đó, công tác truyền thông rất nhiều hạn chế do thiếu kinh phí, hay vãng gia tại các khu nhà trọ, khu dân cư có nhiều dân di biến động gặp khó khăn do giờ giấc đi làm. Hệ thống giám sát, thống kê, báo cáo của ngành y tế còn nhiều bất cập, hầu hết các ca báo cáo đều dựa vào trường hợp cấp cứu tại các cơ sở y tế, chưa phản ánh đúng thực tế tại cộng đồng. 

Để chương trình xây dựng cộng đồng an toàn đạt kết quả cao, ngành y tế cũng đưa ra một số giải pháp như: Nâng cao năng lực của ngành y tế trong chỉ đạo tổ chức, triển khai giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội trong hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống TNTT và nâng cao hiểu biết pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống TNTT đặc biệt là những người ở độ tuổi lao động và các đối tượng thiếu khả năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ TNTT như trẻ em và người cao tuổi…

“Cộng đồng an toàn được xây dựng trên cơ sở các gia đình an toàn, trường học an toàn và các can thiệp phòng chống tai nạn thương tích có hiệu quả tại cộng đồng. Trong thời gian tới, tại Đồng Nai sẽ xây dựng mô hình an toàn - PCTNTT dựa vào cộng đồng tại 09 xã/phường: Phường Tân Phong (Tp.Biên Hòa), xã Bình Sơn (H.Long Thành), xã Hàng Gòn (Tp. Long Khánh), xã Long Thọ (H.Nhơn Trạch), xã Phú Thanh (H.Tân Phú), xã Ngọc Định (H.Định Quán), xã Xuân Tâm (H.Xuân Lộc), xã Xuân Quế (H.Cẩm Mỹ) và xã Hiếu Liêm (H.Vĩnh Cửu)”, - CN Linh chia sẻ thêm. 

Theo ThS Trần Ngọc Quang - Phó giám đốc CDC Đồng Nai cho biết, chỉ 6 tháng đầu năm toàn tỉnh Đồng Đai xảy ra hơn 34.000 người bị tai nạn thương tích trong đó trẻ em chiếm trên 12.000 trường hợp. Đồng Nai là tỉnh có dân số đông với khoảng 3,3 triệu người, đồng thời cũng là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp và nhà máy, do đó công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn là hết sức quan trọng.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Lãnh đạo Sở Y tế thăm và làm việc với Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai về công tác điều trị bệnh sởi
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp do điện giật
Hơn 100 người dân có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh và phát thuốc miễn phí
Sinh thường liên tiếp sau sinh mổ hiếm gặp
Đẩy mạnh tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế và Sổ sức khỏe điện tử trên VneID
Nhiều phụ huynh đưa con đến Trạm Y tế tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Trong tháng 12 sẽ tổ chức 12 đợt hiến máu, dự kiến tiếp nhận 3.600 đơn vị máu
Bộ Y tế ban hành Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
Dịch sởi khu vực phía Nam tăng mạnh, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Ngành Y tế tổ chức Đại hội Thể dục thể thao kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam
Tiếp nhận hơn 210 đơn vị máu trong chương trình hiến máu nhân đạo
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thành lập khu thu dung và điều trị bệnh sởi riêng
Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý bệnh không lây nhiễm
Tập huấn “Giao tiếp thấu cảm thông qua hoạt động hướng dẫn – giáo dục người bệnh hiệu quả”
Đồng Nai sáp nhập nhiều trạm y tế xã, phường
Tập huấn về triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván, bạch hầu trên địa bàn tỉnh
Tăng cường truyền thông, khám, điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Thêm 1 trẻ tử vong do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN