[Loạt bài: Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý]

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, ngành Y tế Đồng Nai đã và đang tích cực triển khai nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc sức khỏe và quản lý điều hành. Từ phần mềm xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em đến hệ thống quản lý bệnh nhân HIV, quản lý tài chính, điều hành… đang góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại tiện ích thiết thực cho người dân. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa ngành y tế, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 

Nhằm nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh, hiện nay ngành Y tế đang triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”. Đây là một sản phẩm công nghệ được xây dựng công phu, khoa học, với hơn 1.300 thực đơn dành cho bà mẹ và hơn 700 thực đơn dành cho trẻ nhỏ, phù hợp với từng vùng miền và điều kiện thực tế về nguồn thực phẩm địa phương.  Phần mềm hỗ trợ phụ huynh, bà mẹ mang thai, người chăm sóc trẻ và cán bộ y tế dễ dàng truy cập, lựa chọn thực đơn dinh dưỡng hợp lý thông qua website: https://dinhduongmevabe.com.vn/

Giao diện website dinhduongmevabe.com.vn

Theo ông Trần Đăng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), nhằm góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em theo định hướng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế của Chính phủ, từ tháng 5/2018, Cục đã phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, triển khai xây dựng và phát triển phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cùng các nội dung liên quan.

Sau gần ba năm nghiên cứu và triển khai với sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ và kinh phí, đến cuối năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định ban hành phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” và triển khai áp dụng trên toàn quốc. Ngay sau đó, Cục Bà mẹ và Trẻ em đã phối hợp triển khai, tập huấn và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho các tỉnh, thành trên cả nước. Tính đến nay, đã có hơn 1,5 triệu tài khoản đăng ký sử dụng, trong đó có hơn 19.000 cán bộ y tế được đào tạo để hỗ trợ triển khai nội dung chương trình tại cơ sở. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, khoảng 400 cán bộ y tế đã được tập huấn và hơn 2.700 phụ huynh đã đăng ký sử dụng phần mềm, cho thấy hiệu quả bước đầu và mức độ tiếp cận ngày càng rộng rãi trong cộng đồng.

Chị Hồ Thị Hồng (30 tuổi, ngụ phường Tân Triều, tỉnh Đồng Nai) cho biết, sau khi sinh con hơn một tuần, thay vì phải mất thời gian tìm kiếm các món ăn phù hợp cho sản phụ trên mạng, chị đã sử dụng phần mềm tại website https://dinhduongmevabe.com.vn. Nhờ đó, chị dễ dàng lựa chọn được những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và hỗ trợ đủ sữa cho bé bú.

Chị Trần Thị Ngọc Hiếu – Phó Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa – nhận định, phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng là một công cụ hữu ích, hỗ trợ hiệu quả cho công tác tư vấn và truyền thông dinh dưỡng dành cho bà mẹ và trẻ em. Với kho dữ liệu hơn 2.000 món ăn phong phú, phần mềm giúp các bà mẹ và người chăm sóc trẻ dễ dàng tham khảo, lựa chọn thực đơn phù hợp theo từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, các chức năng theo dõi sức khỏe, tích hợp cùng những lời khuyên chuyên môn từ chuyên gia dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

“Đây là một giải pháp thiết thực, có tính ứng dụng cao, và chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” – chị Hiếu nói.

BS.CKI Nguyễn Thị Mai Liên – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết để triển khai phần mềm hiệu quả, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện đã được tập huấn đầy đủ. Trong quá trình xây dựng thực đơn cho sản phụ sau sinh, ngoài việc tuân thủ các món ăn cần kiêng theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lựa chọn những thực phẩm phù hợp đưa vào phần mềm để tính toán, từ đó đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối và đáp ứng nhu cầu phục hồi sức khỏe của mẹ sau sinh.

ThS Võ Thị Ngọc Lắm - Phó giám đốc Sở Y tế chia sẻ: “Việc áp dụng phần mềm này không chỉ giúp các bà mẹ xây dựng thực đơn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi, từng giai đoạn phát triển mà còn góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, cải thiện tầm vóc, thể lực cho thế hệ tương lai. Ngành Y tế luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phần mềm được áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại địa phương”.

Quản lý dữ liệu bệnh nhân HIV dễ dàng

Một trong những phần mền được đánh giá cao và mang lại hiệu quả trong quản lý dữ liệu, đó là phần mềm báo cáo và quản lý dữ liệu bệnh nhân HIV. Phần mềm được dự án USAIS EpiC hỗ trợ để cho các cơ sở y tế để phục vụ cho công tác báo, quản lý dữ liệu các bệnh nhân HIV trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, trang dieutriarv.vn đã mang lại rất nhiều tiện ích như về quản lý tuyến tỉnh: thay thế công việc quản lý thủ công trước đó cho các phòng khám OPC trên địa bàn tỉnh. Hiện, trang điều trị đang quản lý hơn 10.000 bản ghi (lũy tích bệnh nhân quản lý 9 OPC toàn tỉnh) với hơn 5.000 bệnh nhân hiện đang điều trị ARV. Tuyến tỉnh quản lý và theo dõi được toàn bộ bệnh nhân đăng ký điều trị ARV, dễ dàng lấy thông tin và giúp bộ phận quản lý người nhiễm rà soát quản lý người nhiễm hiệu quả.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Lam - khoa Phòng chống HIV/AIDS – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) cho biết, phầm mềm giúp rà soát, đối chiếu báo cáo số liệu tuyến dưới gửi lên, có thể trích xuất dữ liệu bệnh nhân và số liệu báo cáo tại mọi thời điểm khi cần rất dễ dàng. Khi có thay đổi về báo cáo hay cần sửa đổi thông tin trên hệ thống theo yêu cầu được thực hiện nhanh, gọn và kip thời. Đặc biệt, nếu có sai sót trong quá trình xuất dữ liệu được xử lý nhanh gọn giúp tìm ra sai sót và xuất ra số liệu báo cáo được chính xác.

Nhân viên khoa Phòng chống HIV/AIDS – CDC Đồng Nai theo dõi bệnh nhân đăng ký điều trị ARV.

Đối với phòng khám ARV (OPC) giúp nhập liệu bệnh nhân hàng ngày – mỗi lần tái khám; thay thế cho công việc quản lý sổ sách thủ công, giảm bớt gánh nặng công việc cho hành chính OPC. Xuất báo cáo theo yêu cầu mọi lúc khi cần thiết, các số liệu chính xác, cụ thể cần ngay lập tức.

Quản lý bệnh nhân đầy đủ danh sách bệnh nhân đang quản lý, bệnh nhân tái khám và bệnh nhân trễ khám, bỏ trị, chuyển đi, chuyển tới trong kỳ hay lũy tích phục vụ quá trình báo cáo tháng, báo cáo quý chính xác, tiến độ nhanh không mất nhiều thời gian. Trích xuất dữ liệu đẩy lên phầm mềm HMED của Cục PC HIV. 

“Mặc dù còn gặp khó khăn trong quá trình quản lý dữ liệu, tuy nhiên phần mềm dễ sử dụng, khoa học, chiết xuất số liệu nhanh, chính xác. Đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết trong hoạt động quản lý hồ sơ sổ sách, thông tin bệnh nhân đầy đú, chính xác. Rà soát bệnh nhân nhanh chóng, hiệu quả” – điều dưỡng Lam nói.

BS.CKII Lưu Văn Dũng - Phó giám đốc Sở Y tế  cho hay, phần mềm báo cáo, quản lý dữ liệu đã giúp cơ quan quản lý theo dõi được toàn bộ bệnh nhân đang điều trị ARV trên địa bàn tỉnh. Phần mềm dễ sử dụng, khoa học, chiết xuất số liệu nhanh, chính xác; đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết trong hoạt động quản lý hồ sơ, sổ sách, thông tin bệnh nhân; mang lại những kết quả vô cùng ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng quản lý chương trình (bao gồm hệ thống thông tin y tế HIS, nguồn nhân lực y tế HRH)…

Đại diện dự án USAIS EpiC cho hay, dự án sẽ đồng hành và luôn hỗ trợ tỉnh Đồng Nai để các phần mềm phục vụ cho công tác báo, quản lý dữ liệu các bệnh nhân HIV trên địa bàn tỉnh ngày càng khoa học và hiệu quả hơn.

Nâng cao chất lượng quản lý điều hành

Để nâng cao và hỗ trợ công tác quản lý tài chính, lưu trữ văn bản… ngày càng hiệu quả qua các phần mềm, thời gian qua ngành Y tế đã phối hợp với nhiều đơn vị, công ty triển khai thực hiện.

Cụ thể, cuối tháng 5-2025, Sở Y tế phối hợp với Công ty cổ phần MISA (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức tập huấn phần mềm kế toán MISA MIIMOSA theo thông tư 24/2024/TT-BTC cho đại diện các bệnh viện, cơ sở y tế trong lĩnh vực công nghệ, tài chính y tế.

Theo đại diện Công ty cổ phần MISA, đây là một giải pháp số toàn diện hỗ trợ công tác quản lý tài chính, ngân sách, nhân sự, tài sản… dành riêng cho các đơn vị y tế. Nền tảng này được thiết kế tích hợp với hệ thống phần mềm HIS và các ứng dụng khác, giúp bệnh viện tối ưu hóa quy trình vận hành và hạn chế tối đa sai sót trong nghiệp vụ.

Cán bộ Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ trao đổi các nội dung liên quan đến triển khai Hệ thống điều hành Đồng Nai-s tại Hội nghị.

Hiện nay nhiều nghiệp vụ trong bệnh viện vẫn thực hiện thủ công, gây tốn thời gian, nhân lực và dễ phát sinh sai sót. MISA IHOS giải quyết những khó khăn này bằng các chức năng như: Quản lý ngân sách và thanh toán theo chuẩn Thông tư số 24/2024/TT-BTC ngày 17-4-2024 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, tự động sinh chứng từ viện phí, kết nối ngân hàng, phân bổ chi phí theo bộ phận dịch vụ, quản lý hóa đơn điện tử, tài sản, nhân sự, chấm công, tiền lương…

Đặc biệt, hệ thống còn cung cấp các công cụ báo cáo thông minh, cho phép lãnh đạo bệnh viện theo dõi tổng hợp tài chính ngân sách, nhân sự và tài sản theo thời gian thực. Từ đó hỗ trợ điều hành hiệu quả với giao diện thân thiện, dễ tùy chỉnh mà không cần viết mã.

Trước đó, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Hệ thống quản lý điều hành Đồng Nai-s cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) Sở Y tế tỉnh Đồng Nai. 

Theo đó, Hệ thống mới triển khai áp dụng đảm bảo yêu cầu kế thừa toàn bộ các chức năng của hệ thống cũ, đồng thời bổ sung các chức năng tiện ích thông minh, khắc phục được các tồn tại, hạn chế của phiên bản cũ, đáp ứng được nghiệp vụ cũng như luồng xử lý văn bản hệ thống. Đại diện VNPT Đồng Nai cũng hướng dẫn thực hành các thao tác cài đặt và sử dụng chữ ký số, các thao tác trong quá trình sử dụng hệ thống như xử lý văn bản đi, văn bản đến, văn bản nội bộ; nhận thông tin điều hành công việc; lưu trữ hồ sơ công việc; lịch công tác; thống kê báo cáo...; hướng dẫn cài app trên điện thoại thông minh. Sau khi triển khai các nội dung, Hội nghị cũng đã dành thời gian trao đổi nhiều nội dung liên quan, giải đáp các vướng mắc để sử dụng hiệu quả phần mềm VNPT – iOffice. 

ThS Võ Thị Ngọc Lắm - Phó Giám đốc sở Y tế cho hay, hệ thống quản lý điều hành Đồng Nai-s nhằm góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức về chuyển đổi số cho toàn thể CBCCVC ngành Y tế, từ đó triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, quản lý, lưu trữ trên môi trường số. Phó Giám đốc Sở Y tế mong muốn, sau Hội nghị, toàn thể CBCCVC ngành Y tế trên toàn tỉnh có thể khai thác tốt Hệ thống quản lý điều hành Đồng Nai-s để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn cũng như hiện thực hoá các mục tiêu cải cách hành chính trên các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế.

Hà Hằng – Hoàn Lê – Sao Mai

* Bài 3: Chuẩn hóa xét nghiệm phục vụ người bệnh tốt hơn

Share with friends

Bài liên quan

Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
Tăng cường truyền thông và hoạt động hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam
[Video] Ra mắt hệ thống điều phối dữ liệu y tế tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai: Tăng cường tuyên truyền, siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm những tháng cuối năm 2025
Chi hội Điều dưỡng BVĐK Đồng Nai: Xây dựng đội ngũ điều dưỡng hiện đại, lấy người bệnh làm trung tâm
Đảng bộ Sở Y tế phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cảnh báo nguy cơ với sức khỏe khi dùng dầu ăn chế biến thức ăn chăn nuôi cho người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN