Theo Bộ Y tế, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. 

TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Phòng bệnh cho biết, bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi.

Trong phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh có vắc xin phòng bệnh từ lâu ( sởi, ho gà...) có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố ưu tiên bảo đảm nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, đặc biệt là với các đối tượng trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine, phải hoàn thành trong tháng 3/2025.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (18/3) đã ra tuyên bố chung về các nỗ lực phòng chống bệnh sởi ở Việt Nam, trong đó đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai để ứng phó với đợt bùng phát bệnh sởi hiện nay. Đồng thời bày tỏ, cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác kiểm soát đợt bùng phát bệnh sởi hiện tại và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh Sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

T.Bình

Share with friends

Bài liên quan

Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Nhiều lỗi vi phạm an toàn thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại Nhơn Trạch
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Cùng nhau vì Thalassemia - Đoàn kết cộng đồng, ưu tiên bệnh nhân
Tặng 70 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai tổ chức lễ phát động vệ sinh tay năm 2025
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh do não mô cầu
Tập huấn hướng dẫn “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN