Vitamin 3B bao gồm vitamin B1, B6 và B12 là những vitamin quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Việc bổ sung vitamin 3B thường xuyên có tốt không? Cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin 3B?

1. Uống vitamin 3B có tác dụng gì?

Vitamin 3B là dạng tổng hợp 3 loại vitamin nhóm B bao gồm vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12. Tác dụng cụ thể của từng loại vitamin trong nhóm 3B như sau:

- Vitamin B1 rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vi chất này còn giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe thần kinh. Thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Vitamin B6 giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ protein và carbohydrate, đồng thời góp phần trong quá trình hình thành hemoglobin trong hồng cầu.

- Vitamin B12 giúp sản xuất và duy trì myelin xung quanh tế bào thần kinh. Vitamin này cũng có vai trò trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu cũng như phá vỡ một số acid béo và acid amin để chuyển hóa năng lượng.

Bổ sung vitamin 3B ở dạng thực phẩm bổ sung có thể mang lại những tác dụng chung như:

- Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể qua việc bổ sung các axit amin thiết yếu, hỗ trợ chức năng gan, mật và giúp người dùng ăn ngon miệng hơn.

- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung.

- Bổ sung hoặc dự phòng thiếu hụt vitamin 3B do nhiều nguyên nhân…

Ngoài ra, một số trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng vitamin 3B như một phần trong liệu trình điều trị thiếu máu, các hội chứng về thần kinh hoặc đau do thấp khớp. Vitamin 3B cũng có thể được sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, thải độc gan ở những người nghiện rượu.

Bổ sung vitamin 3B mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

2. Uống vitamin 3B thường xuyên có tốt không?

Bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý bổ sung vitamin 3B khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc uống vitamin 3B thường xuyên có thể dẫn đến quá liều và gây ra những tác dụng không mong muốn. Vitamin B tan trong nước, vì vậy nếu bạn uống nhiều hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ đào thải chúng qua đường tiêu hóa. Nhưng nếu bổ sung vượt quá nhu cầu lâu ngày cơ thể sẽ bị ngộ độc do không đào thải kịp thời.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của từng người mà sẽ quyết định liều dùng phù hợp nhất. 

Khi bổ sung vitamin 3B, nước tiểu có thể sẽ chuyển sang màu hồng. Ngoài ra, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như dị ứng, nổi mề đay, phát ban, tiêu chảy, buồn nôn… cần tạm dừng và thông báo cho bác sĩ.

Vitamin 3B dạng viên nén nên được uống cùng nước lọc và có thể bổ sung vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tốt nhất nên uống vào trước bữa ăn để cơ thể hấp thu hiệu quả nhất.

3. Lưu ý khi bổ sung vitamin 3B

Không khuyến cáo phụ nữ uống vitamin 3B trong thời gian đang cho con bú vì vitamin B6 có thể ức chế tác dụng của prolactin và ảnh hưởng đến khả năng bài tiết sữa mẹ. Theo đó, một số trường hợp cần dùng vitamin 3B với mục đích điều trị sẽ được bác sĩ yêu cầu dừng cho con bú.

Đối với trẻ em, cha mẹ không nên tự ý bổ sung vitamin 3B cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp gặp các vấn đề bệnh lý hoặc đang dùng thuốc điều trị cũng cần thận trọng và đặc biệt lưu ý khi muốn bổ sung vitamin 3B, để tránh tương tác thuốc hoặc làm các triệu chứng bệnh nặng thêm. 

Không tự ý bổ sung vitamin 3B khi không cần thiết, tốt nhất nên dùng từng loại vitamin trong các sản phẩm riêng lẻ.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
Những lợi ích không ngờ của vắc xin HPV đối với nam giới
Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
Cần hiểu đúng thông tin về vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang không cần thiết
10 nguyên tắc vàng giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trước thông tin vắc xin COVID-19 AstraZeneca có thể gây đông máu, chuyên gia nói gì?

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN