Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm. Ngộ độc thuốc gây tê nếu không được xử trí kịp thời thì tỉ lệ tử vong rất cao, nhiều trường hợp được cứu sống thì chi phí điều trị rất lớn. 

Mới đây, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Xuân Lộc tiếp nhận và cứu sống kịp thời một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê do nhổ răng khôn tại một phòng nha tư nhân trên địa bàn huyện.

Bệnh nhân là chị N.T.T.M., (48 tuổi, ngụ H.Đức Linh, Bình Thuận) nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, tức ngực khó thở, kích thích, run giật cơ. Mạch 108 lần/phút, HA 83/53, nhịp thở 26 lần/ phút. Spo2: 94%.

Ê kíp trực đã khẩn trương khám, qua khai thác bệnh sử được biết: Bệnh nhân đến phòng khám nha tư nhân để nhổ răng khôn, sau khi chích thuốc tê (Lidocain) được 20 phút bệnh nhân thấy mệt, khó chịu, tức ngực, lo lắng, được xử trí 1 ống Adrenalin 1mg tiêm bắp và chuyển bệnh nhân đến Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực và chống độc (Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc).

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê và đã kịp thời xử trí cho bệnh nhân theo phác đồ ngộ độc thuốc tê và truyền tĩnh mạch; thở ô xy, truyền dịch nâng huyết áp. 

Nữ bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc cứu sống kịp thời.

Sau 45 phút bệnh nhân hết kích thích, hết run giật cơ, các chỉ số sinh tồn ổn định: Mạch 96 lần/phút; Nhịp thở 20 lần/phút; HA 118/68mmHg, Spo2: 98%.

Trước đó, tại TTYT huyện Xuân Lộc cũng tiếp nhận một bệnh nhân từ phòng khám nha khoa tư nhân đưa đến trong tình trạng khó thở, kích động, nói nhảm và run giật cơ. Bệnh nhân được xác định ngộ độc thuốc tê và xử trí theo phác đồ điều trị, được cứu sống kịp thời.  

Sáng ngày 25-11, BS.CKII Tạ Quang Trí, Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Định Quán cũng cho biết, bệnh viện vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi bị ngộ độc thuốc tê nặng. Đó là bé N.M.H., 5 tuổi (ngụ tại ấp 3, xã La Ngà, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai).

Bé H. nhập viện lúc 14h30 phút ngày 24-11, trong tình trạng lơ mơ, gồng cứng tứ chi, co giật cơ,hàm cắn chặt, chi mát. 

Mẹ của bé cho biết, lúc 10h sáng cùng ngày, bé đi nhổ răng tại phòng khám nha khoa tư nhân, có sử dụng thuốc tê Lidocain xịt tại chỗ. Lúc về nhà khoảng 13h30 phút, bé xuất hiện triệu chứng tím tái, co giật, lơ mơ, nôn ói và được đưa vào trạm y tế xã La Ngà, sau đó chuyển lên Bệnh viện ĐKKV Định Quán.

Sức khỏe bé N.M.H., đã ổn định sau khi được Bệnh viện ĐKKV Định Quán cấp cứu khẩn trương.

Nhận định đây là trường hợp ngộ độc thuốc tê mức độ nặng. Bệnh nhi nhanh chóng được ê kíp bác sĩ cấp cứu theo phác đồ ngộ độc thuốc tê. Sau 30 phút, bệnh nhi cải thiện tri giác, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, chi ấm. Bệnh nhi được làm các cận lâm sàng bổ sung, chụp CT scanner sọ não trong giới hạn bình thường. Hiện bệnh nhi tỉnh táo táo, ăn uống được, không co giật, sinh hiệu ổn định.

BS Nguyễn Đình Mỹ - Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện ĐKKV Định Quán - người trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn thần kinh, rối loạn nhip tim, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong nhanh chóng. Trường hợp của bệnh nhi này mặc dù phát hiện trễ nhưng may được đưa đến bệnh viện nhanh chóng và xử trí kịp thời nên tiên lượng tốt.  

Theo BS.CKI Phùng Văn Phú - Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực và chống độc, TTYT huyện Xuân Lộc cho biết: Ngộ độc thuốc tê là tình trạng độc tính thuốc tê ảnh hưởng lên toàn thân, nổi trội ở hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn. Khi đưa thuốc tê vào cơ thể, thuốc sẽ được hấp thu vào mạch máu. Tính độc của thuốc tê sẽ ảnh hưởng các cơ quan trong cơ thể, ít hay nhiều tùy thuộc vào nồng độ thuốc tê trong máu, cũng như phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh.

Thuốc tê, đặc biệt là các thuốc tê nhóm amid (như Lidocaine, Bupivacaine, Levobupivacaine, Ropivacaine) được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, các chuyên khoa như răng hàm mặt, sản khoa… cũng như các phòng khám tư nhân.

Những triệu chứng ngộ độc ở hệ thần kinh trung ương bao gồm các biểu hiện kích thích từ nhẹ đến nặng như bứt rứt, khó chịu, thay đổi vị giác, nói nhảm, co giật nhóm cơ ở vùng đầu mặt cổ, co giật toàn thân; hoặc ức chế (lơ mơ, giảm đáp ứng, ngủ gà, thậm chí hôn mê). 

Đối với hệ tuần hoàn, sẽ gặp các triệu chứng bao gồm biểu hiện kích thích trong giai đoạn đầu như huyết áp tăng, tim đập nhanh, vã mồ hôi.   

Biểu hiện ức chế trong giai đoạn muộn như nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền thần kinh tim, huyết áp tụt và nặng nhất là ngưng tuần hoàn, dẫn đến tử vong.

“Ngộ độc thuốc tê là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm, tuy hiếm gặp nhưng xảy ra là rất nặng. Nếu bác sĩ không nhận diện ra, không chẩn đoán đúng, xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ diễn biến nặng và tử vong”- BS Phùng nói.

Qua những trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, khi bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc thuốc tê, cần ngưng việc tiêm thuốc tê và xử trí theo biện pháp ưu tiên hàng đầu là truyền và xử lý theo phác đồ điều trị.

“Để tránh những hậu quả đáng tiếc, người dân nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt uy tín để nhổ răng hoặc can thiệp thẩm mỹ răng hàm mặt để được xử trí kịp thời khi xảy ra các biến chứng, ngộ độc do thuốc gây tê” - BS Phùng nói. 

Mai Chi – Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
Nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi bằng tấm lòng của người mẹ
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN