Trong tự nhiên có rất nhiều loại rắn, tuy nhiên có những loại rắn nọc độc của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu như bị loại rắn này cắn mà không biết cách sơ cứu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm khoảng 5,4 triệu người bị rắn cắn trong đó khoảng gần 140 ngàn người tử vong. 

Rắn độc cắn có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người  

BS.CKI Đoàn Quốc Duy, Phó trưởng khoa, Phụ trách khoa Bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, khi môi trường sống của loài rắn không thuận lợi như lũ lụt, khô hanh, hạn hán hoặc môi trường tự nhiên bị lấn chiếm, xâm phạm chúng sẽ vào nhà tìm nơi trú ngụ, tìm nguồn nước, thức ăn như chuột, gà, trứng,… hoặc khi bị tấn công chúng sẽ phản ứng cắn lại.  

Tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận từ 15-20 trường hợp bị rắn cắn, đa phần là nhóm rắn lục đuôi đỏ và rắn hổ mèo; số người bị rắn cắn chủ yếu là ở ngoài rừng hoặc ở vườn cây, kế đến là nhóm người đi săn bắt rắn, buôn bán rắn, chế biến các món ăn từ rắn hoặc trong quá trình buôn bán vận chuyển rắn,… trong đó cũng có không ít trường hợp bị rắn cắn tại nhà. 

BS.CKI Đoàn Quốc Duy thăm khám cho bệnh nhân Vũ Văn Đồng bị rắn Hổ Mèo cắn vào mu bàn tay.

Điển hình như ông Vũ Văn Đồng, 41 tuổi, ngụ tại xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, khi con nhỏ đang chơi thì nhìn thấy rắn bò vào sân, cháu bé hoảng sợ la lớn, ông thấy một con rắn hổ mèo khá to nên đã lấy cây đuổi đánh nó, chẳng may bị nó căn vào mu bàn tay phải, ông liền đập chết con rắn và mang theo khi nhập viện. Do không rửa vết thương hay thực hiện bất cứ biện pháp sơ cứu nào nên chỗ vết cắn bắt đầu đau nhức, tê tay, sưng phồng và rơi vào trạng thái lơ mơ trước khi nhập viện. Qua nhiều ngày tích cực điều trị giải độc, đến nay sức khỏe và vết thương của bệnh nhân đã ổn, sẵn sàng xuất viện.

Rắn Hổ Mèo trong bụi cỏ.

Bác sĩ Duy cho hay, vào mùa mưa lũ, có rất nhiều loại rắn độc xuất hiện tại các vườn cây, bụi rậm hoặc có khi vào nhà dân để trú ngụ, kiếm ăn, nọc độc của nó có thể nguy hiểm đến tính mạng con người như: Rắn lục xanh đuôi đỏ, Chàm Quạp, Sải cổ đỏ có thể gây rối loạn đông máu, hoại tử mô; Cạp Nia, Cạp Nong, Hổ mang chúa, Hổ đất thì gây độc thần kinh, liệt cơ; đặc biệt loại rắn Hổ mèo thì gây độc thần kinh, liệt cơ và hoại tử mô. 

Xử trí khi bị rắn cắn  

Theo bác sĩ Duy, nếu không may bị rắn cắn thì sơ cứu vết thương là vô cùng quan trọng, vì vậy trước hết hãy quan sát vết rắn cắn để nhận biết có bị rắn độc cắn hay không. Nếu là rắn độc thì thường có hai răng độc lớn. Khi rắn cắn, răng sẽ truyền độc vào vùng da của nạn nhân và để lại vết răng đặc trưng. Người bị rắn độc cắn thường để lại ít dấu răng ở vết cắn nhưng sẽ có 2 vết răng nanh. Khi quan sát sẽ thấy mỗi vết cắn của răng nanh cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ. Còn rắn không độc là khi vết cắn của cả 2 hàm răng để lại với những chấm nhỏ hình vòng cung và không có vết răng nanh.

Chân bệnh nhân bị rắn Hổ Mèo cắn gây hoại tử mô.

Nếu xác định bị rắn độc tấn công, nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi rắn cắn hoặc nơi rắn thường ẩn nấp. Sau đó liên hệ dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất, cố định chi bị cắn, hạn chế vận động để làm giảm tốc độ di chuyển của nọc độc về tim. Cởi bỏ đồ trang sức (nếu có), nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép, vì vết thương có thể bị sưng lên. Có thể làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc rửa bằng xà phòng và nước sạch, sau đó, dùng một miếng gạc khô và sạch (nếu có) để băng vùng bị cắn. Nếu có thể, hãy kiểm tra thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp của nạn nhân.

Không nên cố gắng bắt con rắn, hãy quan sát và ghi nhớ đặc điểm hình dạng con rắn để mô tả cho người có chuyên môn, tuyệt đối không rạch vết thương để hút nọc độc hoặc garo động mạch vì sẽ làm nặng thêm tình trạng nhiễm độc và gây tổn thương, nhiễm trùng nặng hơn.

Triệu chứng và cách phòng tránh rắn cắn 

Hầu hết các nạn nhân sau khi bị rắn độc tấn công sẽ có một số biểu hiện chung sau: Tại vùng bị cắn có cảm giác đau rát, có thể sưng, tấy đỏ, chảy máu và bầm tím, nổi phỏng nước xung quanh vết cắn. Đôi khi sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh và gây nhiễm trùng, hoại tử da. Có thể buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng môi, lưỡi và nướu, cảm giác cơ thể yếu dần, tinh thần lú lẫn, nhịp tim không đều,…

Bác sĩ Duy khuyến cáo, để tránh bị rắn cắn, người dân cần lưu ý một số điều sau đây: Trước hết, nên tránh xa các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rơm rác, đống gỗ, tổ mối, hốc đá…; khi làm việc hoặc di chuyển ở những vùng có rừng cây bụi rậm nên đội nón rộng vành, đi ủng hoặc giày cao cổ và mặc quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đi ở khu vực nhiều cây cỏ, đầm lầy. Khi di chuyển vào nơi có cây cỏ rậm rạp nên dùng cây đánh động để xua đuổi rắn trước. Nên dùng đèn khi đi ban đêm. Nếu gặp rắn, nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh kích động rắn, không nên đe dọa rắn, bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín, tuyệt đối không dùng tay bắt rắn.

Hãy cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm. Không nằm ngủ trên nền đất kể cả trong nhà; ở vùng miền núi, thôn quê, đêm ngủ nên mắc mùng và chèn mùng cẩn thận để tránh rắn bò vào trong giường. Không để trẻ em chơi gần khu vực có nguy cơ rắn ẩn nấp; không đưa tay vào các hang hốc, bụi cỏ nếu không nhìn rõ; không tắm ở sông, hồ, ao và thận trọng khi lội nước vào ban đêm; đặc biệt không bắt rắn, trêu rắn hoặc chơi với rắn.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cứu sống ngoạn mục bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO
Ăn uống lành mạnh - Vận động đều - Kiểm soát huyết áp tốt
Cẩm Mỹ: Chó thả rông cắn người, báo động nguy cơ dịch bệnh dại
Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng
Khảo sát hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Đồng Nai trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều hộ dân trên địa huyện Long Thành sẽ được dùng nước sạch
Nhiều cơ sở vi phạm bị xử lý sau một tháng ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước biến thể mới của COVID-19
Tập huấn nâng cao chuyên môn cho 210 cộng tác viên dân số mới
Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom bị chó nghi dại cắn phải khâu 11 mũi
Nuốt phải xác trà, người bệnh bị thủng dạ dày và áp xe
Giám sát chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại công ty ở huyện Nhơn Trạch
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai kịp thời gắp dị vật vỏ thuốc trong thực quản bệnh nhân
Số ca sốt xuất huyết gia tăng, Đồng Nai ra quân diệt lăng quăng vào thứ 7 hàng tuần
Dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh: Phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ thành công cao
“Tôn vinh điều dưỡng – Lan tỏa yêu thương và nhân ái”
Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5: Bệnh viện là nhà, điều dưỡng là người thân
Oxy cao áp: Giải pháp nâng cao chất lượng điều trị và sức khỏe cho người bệnh
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN