Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Do đó việc giữ gìn bàn tay sạch, trong đó duy trì thói quen rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn sẽ giúp góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: COVID-19, bệnh tiêu chảy, tay chân miệng, thủy đậu, nhiễm khuẩn đường hô hấp... 

BS Nguyễn Văn Tú, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, việc giữ bàn tay sạch có vai trò quan trọng, giúp ngăn ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt trong thời gian này khi dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp, để phòng dịch ngành Y tế cũng đã khuyến cáo người dân nên tuân thủ quy tắc 5K, trong đó có việc duy trì thói quen rửa tay sạch khuẩn.

Trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến phức tạp như hiện nay, thì việc rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn (chứa ít nhất 60% cồn) là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe. Bởi lẽ, vi rút gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa vi rút xâm nhập cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa vi rút rồi đưa lên mặt. Do đó, việc duy trì thói quen rửa tay sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh COVID -19 .  

Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch/dung dịch sát khuẩn là biện pháp hiệu quả góp phần ngăn ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm.
Trong ảnh: Người đến khám bệnh rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Ngoài ra, những bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy, thủy đậu, tay chân miệng... có thể lây bằng con đường gián tiếp qua vật trung gian, hay những vật dụng xung quanh. Bàn tay là trung gian truyền vi khuẩn, vi rút phổ biến. Việc rửa tay với xà phòng có thể giúp giảm gần 50% trường hợp tiêu chảy; 25% ca nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi; giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm, thủy đậu... 

“Mỗi ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nhiều người hoặc chạm vào các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, chúng ta có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi, miệng. Mặc dù chúng ta không thể giữ tay vô trùng, nhưng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn có thể giúp mỗi người hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại” – BS Tú nói.

Các thời điểm quan trọng nên rửa tay như: trước và sau khi chế biến thức ăn; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi bỏ rác vào thùng; sau khi từ nơi công cộng về; sau khi tiếp xúc người bệnh; sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi; sau khi chạm, cầm nắm vào nhiều vật dụng chung, vào bề mặt ở môi trường bên ngoài; rửa tay trước, trong và sau khi chăm sóc người ốm; sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ; sau khi mua sắm, cầm tiền, chăm sóc vật nuôi; rửa tay bất cứ khi nào tay bẩn... 

Cũng theo bác sũ Tú, việc rửa tay với các dung dịch chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng với nước sạch sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên để việc rửa tay đạt hiệu quả cao, ngoài việc rửa tay thường xuyên thì cần phải rửa tay đúng cách. Người dân cần thực hiện đúng và đủ 6 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế để giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trên bàn tay trong quá trình làm việc, sinh hoạt… Và nên rửa tay bằng nước sạch, tốt nhất là sử dụng vòi nước đang chảy để rửa tay.  

“Chúng ta nên tạo thói quen tốt rửa tay hàng ngày, khi cần thiết phải đi công việc nên chủ động chuẩn bị chai dung dịch sát khuẩn mang theo để có thể rửa tay ngay sau khi đụng chạm bất cứ vào vật gì, môi trường bề mặt xung quanh… Bên cạnh đó, tại gia đình, nơi làm việc nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh bề mặt các vật dụng thường xuyên tiếp xúc và để nhà cửa thông thoáng” – BS Tú khuyến cáo. 

Các bước rửa tay thường quy bao gồm:

Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).

Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).

Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.

Nên rửa tay đúng cách theo 6 bước mà ngành y tế khuyến cáo để đạt hiệu quả cao.

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN