Đối với bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối, để duy trì sự sống ngoài điều trị nội khoa cần kết hợp 1 trong 3 phương pháp: Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) và ghép thận. Trong đó, lọc màng bụng là lựa chọn phổ biến hiện nay bởi mang lại nhiều ưu điểm, giúp bệnh nhân tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức đi lại.

Nhiều người trẻ bị suy thận mạn

Chị Vũ Thị Thảo Ng., 38 tuổi, ngụ tại xã Quang Trung, H.Thống Nhất cho biết, từ năm 18 tuổi chị được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, đến khi sinh 2 con, tình trạng bệnh của chị càng ngày càng nặng, chuyển sang suy thận, cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Trước đó, hồi học lớp 7 chị bị nổi mẩn đỏ khắp người, do bận học hành cùng với gia đình chủ quan nên chị chỉ uống thuốc điều trị trong thời gian ngắn, thấy sức khỏe ổn thì không uống thuốc và cũng không tái khám. 

Đến năm 31 tuổi, khi bệnh suy thận đã ở giai đoạn cuối, chị Ng. bắt đầu điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng, đến nay cũng được gần 8 năm. Chị Ng. chia sẻ, từ ngày bị bệnh, chị không thể làm được công việc gì nặng, chỉ ở nhà phụ giúp việc nhà, còn chồng chị vừa lo làm rẫy vừa chăm sóc, đưa đón con cái đi học. Để không phải thường xuyên đến bệnh viện chạy thận nhân tạo, chị Ng. được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng tại nhà.

BS Thái Phạm Thị Hòa kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân trước khi thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng.

Theo đó, mỗi tháng chị Ng. chỉ cần đến bệnh viện 1 lần để làm xét nghiệm máu, thăm khám, nhận dịch, nhận thuốc về nhà. Để thực hiện kỹ thuật này, chị Ng. được bác sĩ hướng dẫn các bước thực hiện chuẩn xác, đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng, biến chứng. Chị Ng. mua một chiếc bàn nhỏ, một cây để móc túi dịch, cồn sát khuẩn, dung dịch rửa tay, kẹp, nắp ống dung dịch, băng gạc,… Sau đó tự thực hiện lọc màng bụng tại nhà, mỗi ngày thực hiện 4 lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 giờ, trong thời gian từ 30-45 phút.

Một bệnh nhân khác là anh Nguyễn Thái H., 37 tuổi, ngụ xã Phú Cường, huyện Định Quán phát hiện bị bệnh suy thận mạn cách đây 5 năm. Anh H.chia sẻ, trước khi bị bệnh, anh không có bất kỳ biểu hiện gì, thậm chí rất khỏe mạnh.

Trong khoảng 1 tuần trước khi phát bệnh, anh H. bị cao huyết áp, người rất mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ăn uống không được. Khi được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, bản thân, gia đình và bạn bè đều ngạc nhiên, không ai tin nổi. 

Theo chị Ng. và anh H., khi được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng đã rất vui vì kỹ thuật này có thể thực hiện tại nhà không phải đến bệnh viện tuần 3 lần như phương pháp chạy thận nhân tạo, do đó chủ động được thời gian, có thể làm được nhiều việc khác và hơn hết là giảm chi phí, công sức đi lại.

Những khuyến cáo của bác sĩ khi thực hiện lọc màng bụng

BS.CKII Thái Phạm Thị Hòa, Trưởng Khoa Nội thận – Tiết niệu, Bệnh viện ĐK Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, lọc màng bụng là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc, giúp thải các chất cặn bã và nước thừa ra khỏi cơ thể, thay thế cho thận đã mất chức năng. Bệnh viện tiếp nhận kỹ thuật lọc màng bụng từ Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2013 và chính thức triển khai kỹ thuật này từ năm 2015. Đến nay, khoa đang quản lý khoảng 80 bệnh nhân suy thận mạn thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng tại nhà.

Các bệnh nhân tự thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng tại bệnh viện vào chu kỳ thăm khám.

Theo BS Hòa, không phải bệnh nhân suy thận mạn nào cũng có thể thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng mà tùy vào tình hình bệnh của từng bệnh nhân, khả năng và điều kiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Trước khi triển khai, bác sĩ sẽ phẫu thuật, đặt 1 ống catheter vào khoang phúc mạc người bệnh. Catheter này có đầu nối với dây dịch giúp đưa dịch lọc vào ổ bụng và tháo dịch ra sau khi lọc xong.

Bệnh viện đã thành lập một Group có bác sĩ, điều dưỡng để hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân lọc màng bụng tại nhà khi cần thiết. Để tránh tai biến và nhiễm trùng trong quá trình thực hiện, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân phải chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cần thiết, thực hiện đầy đủ các bước theo đúng quy trình. Nơi thay dịch là phòng riêng, đảm bảo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng tốt, không có động vật và người qua lại. Dịch truyền mang từ bệnh viện về nhà bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng, không cần phải bảo quản lạnh.

Nếu như bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải kiêng khem rất nghiêm ngặt như: không được ăn rau, trái cây, uống nước thì bệnh nhân lọc màng bụng được khuyến khích ăn nhiều trái cây để bổ sung chất cho cơ thể, chỉ kiêng ăn mặn, đồ mỡ, đồ sống.

Chi phí lọc màng bụng mỗi tháng khoảng 10-11 triệu đồng, hầu hết đều được BHYT thanh toán, bệnh nhân chỉ phải mua một số vật dụng đơn giản, chi phí thấp.

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn nhưng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh suy thận giai đoạn cuối là bệnh tiểu đường. Bệnh nhân bị tiểu đường từ 10-15 năm đều có tổn thương thận”- BS Hòa cho biết thêm.

 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đang quản lý và điều trị cho khoảng 1 ngàn bệnh nhân bị suy thận chưa phải lọc máu, hơn 500 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, 80 bệnh nhân lọc màng bụng. Ngoài ra còn có khoảng 20 bệnh nhân đã thực hiện kỹ thuật ghép thận khác.

Bích Ngọc - Hạnh Dung

Share with friends

Bài liên quan

Cục An toàn thực phẩm kiểm tra thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên về phòng, chống tội phạm và tác hại của thuốc lá
Đồng Nai đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi
Thu hồi nhiều sản phẩm, mỹ phẩm không đạt chất lượng
70 cán bộ cảnh sát giao thông và nhân viên y tế được tập huấn “Kỹ năng thực hành cấp cứu tai nạn giao thông”
Bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão
Hội thảo khoa học “vai trò của thuốc nhuộm huỳnh quang ICG trong phẫu thuật gan mật tụy”
Thoát khỏi đau cổ, tê buốt tay nhờ phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ
[Video] Đồng Nai đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin ngừa sởi
Người tiếp xúc với hổ chết nghi mắc cúm A/H5N1 có sức khỏe ổn định
Phẫu thuật kết hợp xương thành công cho hai bệnh nhân lớn tuổi bị gãy xương phức tạp
Giả mạo văn bản Sở Y tế Đồng Nai để kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Cứu sống kịp thời bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt bị vỡ thai ngoài tử cung
Tán sỏi thận qua da bằng phương pháp Mini – PCNL
Hơn 100 ngàn lượt học sinh tham gia Hội thi trực tuyến về phòng chống bệnh dại
Nữ bác sĩ đi đầu triển khai phương pháp mới trong điều trị rối loạn vận động
Đồng Nai đạt giải nhì cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024” khu vực Nam bộ
Khám, cấp thuốc miễn phí cho 300 bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách
[Video] Chương trình thiện nguyện “Vì một Việt Nam khỏe mạnh”
Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS cho gần 200 sinh viên

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN