Hiện nay, tình hình dịch bệnh nói chung và dịch Covid-19 nói riêng đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước, trong khi nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm của máu tiếp tục tăng hằng năm. Để đảm bảo an ninh nguồn máu, đáp ứng yêu cầu dự trữ nguồn máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện thì nguồn máu từ người hiến máu tình nguyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện, năm 2019, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu. Trong đó, 99% lượng máu tiếp nhận là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu.

 Phong trào hiến máu tình nguyện đã được Chính phủ quan tâm từ rất lâu. 21 năm về trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và lấy ngày 7-4 hàng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. 

Các đoàn viên, thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tham gia hiến máu trong Ngày hội hiến máu tình nguyện.

 Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp. Hiến máu theo hướng dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe, điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học. Để đảm bảo sức khỏe khi hiến máu, cần lưu ý một số điều sau:

*Trước khi hiến máu:  

Buổi tối trước ngày đi hiến máu không nên thức quá khuya, ngủ đủ giấc 7- 8 tiếng/đêm, không uống rượu bia và các chất kích thích; không nên ăn các món ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ. 

Trước khi đi hiến máu nên ăn nhẹ, hạn chế thức ăn béo ngọt; chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác.

*Trong khi hiến máu:  

Bạn nên nghỉ ngơi trước khi làm thủ tục hiến máu. Thư giãn, tránh căng thẳng, có thể nghe nhạc nhẹ để giảm bớt lo lắng hoặc trò chuyện với những người xung quanh để nhận được những kinh nghiệm và chia sẻ từ mọi người. Trong thời gian lấy máu nếu thấy bất cứ biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, đau buốt ở vị trí kim tiêm thì cần báo ngay cho nhân viên y tế.

*Sau khi hiến máu: 

 Ngay sau khi hiến máu chỉ được đứng dậy và rời khỏi vị trí khi được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu có biểu hiện chóng mặt buồn nôn nhẹ nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ 10 – 15 phút, có thể uống một chút nước ấm có pha đường hoặc uống trà gừng. Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi, không nên bỏ miếng băng dính quá sớm sẽ gây chảy máu.  

Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để cơ thể hồi phục dần; ngủ đủ giấc; uống nhiều nước, ăn đầy đủ và tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho máu như: thịt bò, gan, trứng, sữa, quả bơ, măng cụt, cà rốt, cà chua,… Nếu có thể, dùng thêm các thuốc bổ máu, chứa sắt và acid folic, vitamin B12 rất tốt cho quá trình tạo máu. Nếu ăn uống và sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể hiến máu lại sau 3-4 tháng. 

Tránh uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu. Không nên tham gia các môn thể thao đòi hỏi thể lực mạnh, các hoạt động vận động nhiều mất sức như: đá bóng, chạy bộ, leo núi trong hai ngày đầu và không nên thức khuya. 

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng, chống sốt xuất huyết
Bé trai bị cá rô chui vào cổ họng khi đang chơi
Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN