Thời gian vừa qua liên tục xảy ra các vụ cháy tại các khu dân cư dẫn đến nhiều người chết và bị thương làm thiệt hại vô cùng nặng nề cả người và của đồng thời gây ra nhiều mát mát, đau thương, lo lắng và bất an cho người dân.

Dưới đây là những nội dung cơ bảnquy định về điều kiện an toàn về PCCC đối với chung cư và khu dân cư theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP và các biện pháp xử lý vi phạm về PCCC, cụ thể như sau:

Phải có hệ thống báo cháy tự động 

Đối với tòa nhà từ 5 tầng trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống này phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phát hiện cháy nhanh, chuyển tín hiệu rõ ràng và đảm bảo độ tin cậy. Trường hợp hệ thống báo cháy tự động có liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để kịp thời dập tắt đám cháy.

Hệ thống này sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất 2 lần; được bảo dưỡng ít nhất 2 năm một lần. 

Từ 50 – 150m2 có 1 bình chữa cháy

Tất cả các khu vực trong tòa nhà có nguy hiểm về cháy, kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy đều phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe. Bình phải được bố trí ở vị trí thiết kế, không để bình tập trung ở một chỗ.

Trong đó, với mức độ nguy hiểm thấp, định mức trang bị bình chữa cháy là 150m2/bình; mức độ nguy hiểm trung bình là 75m2/bình và với mức độ nguy hiểm cao là 50m2/bình.

Cửa thoát hiểm phải luôn đóng kín 

Cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Với các tòa nhà có chiều cao lớn hơn 15m, các cánh cửa này phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.

Đối với các buồng thang bộ, cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa.

Cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng phải được trang bị cơ cấu tự đóng khi có cháy.

Có 1 - 2 họng nước tại mỗi điểm trong nhà  

Các tòa chung cư phải bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà với lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.

Các họng chữa cháy bên trong tòa nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn; Mỗi họng chữa cháy trong tòa nhà phải có đặt van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo tính toán.

Có ít nhất 2 lối ra thoát nạn 

Trong các nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối ra thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.  

Trong các nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.

Đối với nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3

Phải có nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ/biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đúng chuẩn; Có phương án chữa cháy đã được phê duyệt; Hệ thống điện, chống sét, tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc dùng nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đúng theo tiêu chuẩn; Có hệ thống cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống báo cháy, ngăn cháy, ngăn khói và thoát nạn, phương tiện cứu người đảm bảo đúng tiêu chuẩn; Có phân công và quy định nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy. Những người được phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Đối với nhà chung cư cao 7 tầng trở lên

Ngoài những yêu cầu về phòng cháy chữa cháy cho chung cư mini dưới 05 tầng thì với chung cư trên 07 tầng còn phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với nhà ở riêng lẻ cao tầng 

Nhà ở riêng lẻ cao tầng thì cần phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau: Phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy khi bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng; Để các chất dễ cháy, nổ phải xa nguồn lửa, nguồn nhiệt;Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy như bình cứu hoả... Chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động những công việc trên để luôn sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy nếu cần.

Tại khu dân cư và các hộ kinh doanh  

Phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy; Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng; cCó phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy theo yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Nếu hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh phải có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, nếu chung cư mini là cách gọi khác của nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 07 tầng trở lên hoặc có nhiều hơn 01 - 03 tầng hầm thì phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD. Trong đó, có một số yêu cầu như sau: 

- Bố trí chung với lối đi của nhà hoặc lối đi riêng các đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy;
- Bố trí các thang chữa cháy ngoài nhà và bảo đảm các phương tiện cần thiết khác để đưa lực lượng chữa cháy cùng các trang thiết bị kỹ thuật chữa cháy đến các tầng và mái của các nhà;
- Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy, kết hợp với các đường ống cấp nước sinh hoạt hoặc riêng;
- Số lối ra thoát nạn từ một nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của nhà đó...

Xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy  

Khi vi phạm yêu cầu về PCCC, người vi phạm có thể bị phạt tiền vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng nếu gây thiệt hại về tài sản dưới 20 triệu đồng.
- Phạt từ 01 - 03 triệu đồng nếu gây thiệt hại về tài sản từ 20 -dưới 50 triệu đồng.
- Phạt từ 03 - 05 triệu đồng nếu gây thiệt hại về tài sản từ 50 - dưới 100 triệu đồng
- Phạt từ 05 - 10 triệu đồng nếu gây thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ một người có tỷ lệ tổn thương dưới 61%.  
- Phạt bổ sung: Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.

Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy ở mức độ nguy hiểm hơn thì người vi phạm có thể phải ngồi tù đến 12 năm về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tại Điều 313 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung bởi khoản 115 Điều 1 năm 2017 như sau:

Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Đảng bộ Sở Y tế tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 89 của Bộ chính trị và chuyên đề năm 2025
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Bệnh viện ĐK Thống Nhất tổ chức Hội thi Xanh – sạch – đẹp, khóm hoa mùa tết Việt Nam
Sở Y tế tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, người lao động năm 2025
Trao quà Tết cho đoàn viên công đoàn, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Năm 2024 có hơn 7,6 triệu lượt người khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán
Chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động
Định hướng phát triển ngành Y tế Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết và Lễ hội Xuân 2025
Người tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú được thanh toán 100% khi nào?
HĐND tỉnh thông qua chế độ, chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
100% thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Tuyên truyền, phổ biến hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế cấp huyện
Từ ngày 19/12/2024 Trạm y tế sẽ được thực hiện 15 gói dịch vụ y tế cơ bản
Sau năm 2025, mỗi người dân đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Truyền thông về Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11
Quy định về mức thanh toán cho người bệnh BHYT tự mua thuốc
Phát động tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy và tác hại của thuốc lá

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN