Hàng năm, ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non trên thế giới, tương đương cứ 10 trẻ ra đời thì có một trẻ sinh non. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 103.500 trẻ sinh non, tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây nên tử vong trẻ sơ sinh chủ yếu do đẻ non/nhẹ cân, ngạt, chấn thương trong khi đẻ, dị tật và các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó nguyên nhân do đẻ non/nhẹ cân chiếm tới 25%.

Ảnh hưởng sức khỏe của trẻ

Mặc dù con gái đã 6 tuổi, bé vào lớp 1 nhưng chị N.T.H.H., (35 tuổi, ngụ Tp. Biên Hòa) vẫn không thôi lo lắng vì sức khỏe của con gái. Mỗi lần nhớ lại, chị còn “rùng mình” vì sợ. Chị H., chia sẻ, chị sinh bé lúc thai kỳ mới ở tháng thứ 7, bé sinh ra được 1,1 kg. Ngay sau sinh bé phải nằm lồng kính tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.Hồ Chí Minh) ròng rã 6 tháng. Đó là chặng đường vô cùng gian truân của cả gia đình. Sau khi “cai” lồng ấp, chị nuôi bé rất vất vả vì bé thường xuyên ốm đau, thời gian 2 mẹ con ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Cũng do sinh thiếu tháng, mắt của bé rất yếu, 4 tuổi bé đã phải đeo kính do bệnh lý về võng mạc. 

Theo BS.CKII Trần Ngọc Huy - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện ĐHYD Shing Mark cho biết, trẻ sinh non là trẻ sinh ra khi tuổi thai dưới 37 tuần. 

Trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 

Trẻ sinh non thường có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như: Trẻ dễ bị suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, thiếu chất surfactant và cơ hô hấp yếu nên sau sinh trẻ thường phải hỗ trợ hô hấp; Trẻ dễ bị viêm ruột hoại tử do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành và do dễ bị nhiễm trùng; Trẻ có nguy cơ bị bệnh lý võng mạc, nếu nặng gây bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Nguy cơ càng cao khi trẻ càng non, thở oxy nồng độ cao và kéo dài; Trẻ sinh non thường bị giảm thính lực; Trẻ dễ có nguy cơ vàng da nặng, do gan chưa trưởng thành. Do đó trẻ cần phải chiếu đèn sớm và theo dõi sát tình trạng vàng da khi nằm viện.

Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt 

Hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non năm 2024, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5021/BYT-BMTE về việc Hướng dẫn triển khai Hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non 2024. 

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sinh non, giảm thiểu nguy cơ sinh non từ những nguyên nhân có thể phòng tránh được, đồng thời hỗ trợ can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ sinh non.   

Các biện pháp dự phòng không hoàn toàn phòng được sinh non nhưng có thể giảm một cách đáng kể số bà mẹ có nguy cơ sinh non. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và người sử dụng dịch vụ, cụ thể cần triển khai đồng bộ các hoạt động: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước khi mang thai bao gồm sàng lọc, tư vấn các vấn đề liên quan đến mang thai và sinh đẻ nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo phụ nữ khi mang thai có sức khỏe tốt nhất; Những phụ nữ được phát hiện có nguy cơ sinh non cần được tiếp cận chăm sóc và điều trị ở các cơ sở chuyên khoa giúp họ có thể phòng sinh non hiệu quả; Cần sinh con theo kế hoạch, đảm bảo theo khuyến cáo (không sinh con ở tuổi vị thành niên, khoảng cách giữa 2 lần sinh không quá dày); Chăm sóc thai nghén: Tuân thủ hướng dẫn khám thai và đặc biệt lưu ý một số nội dung: dinh dưỡng, tránh các chất kích thích; giảm stress,…

Trẻ sinh son cần được chăm sóc đúng phương pháp: Chăm sóc trẻ sinh non/nhẹ cân bằng phương pháp Kangagoo theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm, da kề da, cho trẻ bú mẹ ngay từ những giờ đầu sau sinh và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; Theo dõi sức khỏe của trẻ, giữ ấm cho trẻ tránh hạ thân nhiệt, khám và chăm sóc trẻ đẻ non/nhẹ cân theo hướng dẫn của cán bộ y tế; Đối với trẻ quá non tháng và nhẹ cân cần phải được chăm sóc, theo dõi, điều trị ổn định tại các cơ sở y tế.

Ngày Thế giới vì trẻ sinh non hướng tới việc nâng cao nhận thức về những khó khăn và hậu quả của sinh non, tăng cường khả năng phát hiện sớm các nguy cơ trong thai kỳ, nâng cao điều trị y tế, trao quyền cho cha mẹ và giảm hậu quả lâu dài cho trẻ em và gia đình. Những nỗ lực chung của các cấp, ngành và cộng đồng sẽ giúp nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động để ngăn ngừa sinh non, cải thiện hệ thống y tế với mục tiêu cứu sống trẻ em.

 Ngày 17 tháng 11, Ngày Thế giới vì trẻ sinh non ra đời nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức của sinh non trên toàn cầu. Ngày này do Quỹ Chăm sóc trẻ sơ sinh Châu Âu (EFCNI) hợp tác với các tổ chức làm cha mẹ ở Châu Âu khởi xướng vào năm 2008. Từ đó đến nay, vô số cá nhân và tổ chức từ hơn 100 quốc gia đã cùng tham gia các hoạt động nhân Ngày Thế giới vì trẻ sinh non và cam kết hành động để giúp giải quyết tình trạng sinh non, cải thiện tình trạng trẻ sinh non và gia đình các bé.  

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
Chủ động triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2025
Ngày Dân số Việt Nam 26/12: Nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng dân số
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành
Một bệnh nhân bị bỏng nặng vùng mặt do chơi pháo
Bệnh viện ĐK Thống Nhất: Điểm sáng trong công tác khám chữa bệnh
Phẫu thuật thành công cho cụ bà 70 tuổi bị sỏi túi mật và ống mật chủ phức tạp
Hướng đến phát triển hệ thống y tế chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và bền vững
Tiến tới loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng
[Infographic] Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Cộng tác viên sức khỏe cộng đồng: Cánh tay đắc lực của hệ thống y tế cơ sở
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai khai trương Phòng khám chuyên đề vảy nến
Bác sĩ của những ca mổ khó
Để thành tựu khoa học - kỹ thuật y khoa phát triển bền vững
Lợi ích vượt trội của phẫu thuật nội soi khớp vai đối với bệnh nhân
Chú trọng phát triển nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu
Sở Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh sởi
Đồng Nai đề xuất tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi
Các bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị hẹp niệu quản

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN