Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025 do Bộ Y tế tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã khẳng định đại dịch COVID-19 cho thấy những bài học quý giá về tầm quan trọng của một hệ thống y tế vững mạnh. Dịch bệnh không chỉ làm xáo trộn cuộc sống mà còn tạo ra áp lực lớn đối với nền kinh tế và an sinh xã hội. Để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả, toàn dân cần nâng cao ý thức và chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và sự tham gia của xã hội là cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững.

Nguyên nhân gia tăng dịch bệnh mới nổi

TS.BS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, năm 2024 đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch bệnh như dịch tả, bại liệt và Marburg,… cho thấy bệnh truyền nhiễm vẫn là mối đe dọa toàn cầu. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ tiêm chủng vắc xin, dẫn đến sự gia tăng bệnh sởi tại nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh năm 2024 được kiểm soát, không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm Anhư Ebola, MERS-CoV, hay cúm A/H7N9. Tuy nhiên, một số bệnh như sởi, ho gà và dại đã gia tăng cục bộ. Đơn cử như bệnh sởi, số ca mắc sởi đã tăng hơn 130 lần so với năm 2023 với 6.725 ca và 13 trường hợp tử vong; một số tỉnh có số mắc cao đó là Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cà Mau... Bệnh ho gà ghi nhận 1.074 ca, tăng 21,9 lần so với năm ngoái. Bệnh dại cũng ghi nhận 84 ca tử vong tại 32 tỉnh, thành phố, tăng 02 trường hợp so với năm 2023 (82 ca). Bệnh Đậu mùa khỉ (Mpox) có 76 trường hợp mắc rải rác tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam; tích lũy ghi nhận 210 trường hợp mắc tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó 09 trường hợp tử vong….

TS.BS Nguyễn Lương Tâm nhấn mạnh, nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, và thói quen sinh hoạt không đảm bảo an toàn thực phẩm.

TS.BS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng.

Đối với bệnh sởi và một số bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin còn thấp, chưa bao phủ miễn dịch trong cộng đồng, do đó không đạt mức để có thể ngăn ngừa lây lan, bùng phát dịch. Cùng với đó là gián đoạn cung ứng vắc xin toàn cầu sau đại dịch COVID-19 và các trở ngại về cơ chế mua sắm, đấu thầu và đặt hàng vắc xin kéo dài. Bên cạnh đó, quản lý đối tượng tiêm chủng cũng gặp nhiều khó khăn; công tác rà soát, thống kế chưa sát với thực tế. Hiện tượng chống vắc xin, không đưa trẻ đi tiêm chủng trong một bộ phận người dân, nhất là ở các đô thị lớn là đangthực trạng nan giải.
Đối với bệnh dại, việc quản lý đàn chó mèo vẫn còn nhiều hạn chế; tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó, mèo thấp (dưới 50%). Tình trạng chó, mèo thả rông, không đeo rọ mõm và không tiêm phòng dại vẫn còn phổ biến; người dân chủ quan, lơ là, không tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn dẫn đến số ca tử vong cao. 

Những khó khăn trong công tác truyền thông cũng góp phần khiến các nhóm nguy cơ chưa được tiếp cận đầy đủ.

Các giải pháp phòng, chống dịch bệnh năm 2025

Trong năm 2025, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch. Mục tiêu là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp về y tế. Một số chỉ tiêu cụ thể gồm:

- Giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết xuống dưới 150/100.000 dân.

- Giảm tỷ lệ mắc tay chân miệng xuống dưới 100/100.000 dân.

- Giảm tỷ lệ mắcbệnh sốt rét xuống 0,5/100.000 dân.

- Đảm bảo tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đạt tối thiểu 5% so với năm 2024.

- Phát hiện và xử lý kịp thời 100% ổ dịch bệnh dại, cúm A (H5N1, H5N6, H7N9).

- Đối với các bệnh nguy hiểm và mới nổi: Chủ động giám sát, phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ, Marburg, Ebola, MERS-CoV để ngăn ngừa lây lan trong nước.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương sớm triển khai kế hoạch phòng chống dịch năm 2025, xây dựng các phương án ứng phó phù hợp và huy động đầy đủ nguồn lực để chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Nhân Ngày Quốc tế Phòng, Chống Dịch bệnh (27/12), Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đồng thời, Bộ đề nghị các cấp, ngành phối hợp hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh, với thông điệp: “Cùng nhau thực hiện cam kết phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai.”

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng lớn cho bệnh nhân có tiền sử 2 lần sinh mổ
Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Bod
Từ 1/6/2025, sử dụng VNeID, VssID hoặc CCCD thay thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh
Phát hiện sỏi trong bao quy đầu – trường hợp hiếm gặp từ hẹp bao quy đầu
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cứu sống ngoạn mục bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO
Ăn uống lành mạnh - Vận động đều - Kiểm soát huyết áp tốt
Cẩm Mỹ: Chó thả rông cắn người, báo động nguy cơ dịch bệnh dại
Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng
Khảo sát hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Đồng Nai trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều hộ dân trên địa huyện Long Thành sẽ được dùng nước sạch
Nhiều cơ sở vi phạm bị xử lý sau một tháng ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước biến thể mới của COVID-19
Tập huấn nâng cao chuyên môn cho 210 cộng tác viên dân số mới
Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom bị chó nghi dại cắn phải khâu 11 mũi
Nuốt phải xác trà, người bệnh bị thủng dạ dày và áp xe
Giám sát chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại công ty ở huyện Nhơn Trạch
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai kịp thời gắp dị vật vỏ thuốc trong thực quản bệnh nhân
Số ca sốt xuất huyết gia tăng, Đồng Nai ra quân diệt lăng quăng vào thứ 7 hàng tuần
Dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh: Phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ thành công cao
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN