Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp vệ sinh cá nhân hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bệnh tật.

Rửa tay giúp phòng các bệnh truyền nhiễm

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay). Cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác. Trong quá trình hoạt động hàng ngày, mỗi người sẽ thường xuyên va chạm vào người khác hoặc các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, chính bản thân có thể bị lây nhiễm bệnh tật qua các hành động vô tình như đưa tay chạm vào mắt, mũi hay miệng. 

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch có thể giúp mỗi người phòng được các bệnh truyền nhiễm và tránh lây bệnh cho người khác. Theo thống kê của Bộ Y tế: gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao (trên 100.000 dân) như: cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu… có liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường. Kết quả nghiên cứu của giới y học cho thấy: rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm tới gần 50% trường hợp mắc tiêu chảy, hơn 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp và giảm 15% trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, rửa tay với xà phòng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm… Chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn, vi rút vốn là nguyên nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm. 

Rửa tay với xà phòng và nước sạch để phòng bệnh.

Hiện nay, trên cả nước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc mới COVID-19 đang có xu hướng gia tăng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là một trong các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên thực hiện để phòng COVID-19.

Rửa tay giúp chống lại sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh 

Kháng kháng sinh là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc điều trị. Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Các bệnh truyền nhiễm do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong cao hơn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch giúp phòng bệnh tốt làm giảm lượng thuốc kháng sinh mà mọi người sử dụng, ngăn ngừa được việc lạm dụng thuốc kháng sinh – yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn thế giới.

Thời điểm quan trọng cần rửa tay

Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế khuyến nghị 10 thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng gồm: Sau khi ho/hắt hơi; Trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sau khi đi làm về/từ bên ngoài trở về nhà; Sau khi tiếp xúc/chăm sóc người bệnh; Sau khi đi vệ sinh; Sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ; Sau khi mua sắm/cầm tiền; Sau khi tiếp xúc vật nuôi; Trước khi đi vào lớp học; Bất cứ khi nào tay bẩn.

Các bước rửa tay đúng cách  

Rửa tay đúng cách gồm 6 bước với xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn trong vòng 30 giây.

Bước 1: Làm ướt tay bằng nước và xà phòng. Chà hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái).

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.

Rửa tay với xà phòng là việc làm không mất nhiều thời gian, ít tốn kém chi phí và mang lại hiệu quả trong phòng bệnh. Vì vậy, hãy xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng đúng cách và đúng thời điểm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Hơn 1.700 người cao tuổi tại huyện Vĩnh Cửu được khám bệnh miễn phí
Hội thi văn nghệ “Hồ Chí Minh – Chân dung một con người vĩ đại”
Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng lớn cho bệnh nhân có tiền sử 2 lần sinh mổ
Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Bod
Từ 1/6/2025, sử dụng VNeID, VssID hoặc CCCD thay thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh
Phát hiện sỏi trong bao quy đầu – trường hợp hiếm gặp từ hẹp bao quy đầu
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cứu sống ngoạn mục bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO
Ăn uống lành mạnh - Vận động đều - Kiểm soát huyết áp tốt
Cẩm Mỹ: Chó thả rông cắn người, báo động nguy cơ dịch bệnh dại
Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng
Khảo sát hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Đồng Nai trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều hộ dân trên địa huyện Long Thành sẽ được dùng nước sạch
Nhiều cơ sở vi phạm bị xử lý sau một tháng ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước biến thể mới của COVID-19
Tập huấn nâng cao chuyên môn cho 210 cộng tác viên dân số mới
Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom bị chó nghi dại cắn phải khâu 11 mũi
Nuốt phải xác trà, người bệnh bị thủng dạ dày và áp xe
Giám sát chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại công ty ở huyện Nhơn Trạch
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai kịp thời gắp dị vật vỏ thuốc trong thực quản bệnh nhân
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN